Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

TL;DR

Microsoft muốn biến đổi Internet

CEO Microsoft cho rằng công ty này đang nắm giữ nhiều yếu tố để có thể xây dựng metaverse, vũ trụ ảo được xem là tương lai của Internet.

CEO Microsoft: Lap trinh game la buoc dem phat trien Metaverse anh 1

Vào tháng 1, Microsoft đã chi 75 tỷ USD để mua lại công ty trò chơi điện tử Activision Blizzard. Sau thương vụ, Microsoft trở thành công ty có doanh thu từ game lớn thứ ba thế giới, chỉ sau Tencent của Trung Quốc và Sony của Nhật Bản.

Trong bài phỏng vấn với Financial Times, Chủ tịch kiêm CEO Microsoft Satya Nadella cho rằng game chính là nền tảng để công ty này xây dựng thế giới thực tế ảo - metaverse, thứ mà ông gọi là tương lai của Internet. Thương vụ với Activision chính là yếu tố giúp Microsoft tiến gần hơn đến mục tiêu này.

"Chúng tôi đang xây dựng ứng dụng metaverse. Chỉ trong một nền tảng, người dùng có thể trải nghiệm cả ba không gian thuộc về ứng dụng họp hành, game và các công cụ liên quan đến công việc, kinh doanh", CEO Microsoft chia sẻ.

Tầm nhìn metaverse của Microsoft

CEO Microsoft cho biết công ty muốn mở nền tảng cho bất kỳ ai xây dựng trò chơi ở metaverse, giúp ai cũng có thể xây dựng không gian riêng cho mình.

"Về cơ bản, metaverse tạo ra các trò chơi, cho phép người dùng, địa điểm, mọi thứ nói chung xuất hiện trong game tương tác vật lý và làm cho các nền tảng đó liên kết với nhau", Nadella chia sẻ.

CEO Microsoft: Lap trinh game la buoc dem phat trien Metaverse anh 2

Metaverse là không gian cho phép người dùng làm việc, tương tác, giải trí thông qua các nhân vật đại diện. Ảnh: AP.

Ứng dụng Microsoft đang phát triển hướng đến mục tiêu người dùng có thể nhập vai vào thế giới thực tế ảo và tương tác với môi trường xung quanh.

Bây giờ, nhờ metaverse, chúng ta có thể mơ ước đến việc thực sự có mặt bên trong thế giới game

Satya Nadella - CEO Microsoft

CEO Microsoft cũng tin rằng người chơi không chỉ tập trung vào một thể loại game duy nhất như bắn súng góc nhìn thứ nhất (FPS).

Dù FPS cho phép người chơi trải nghiệm hành động thông qua góc nhìn của nhân vật chính, Nadella cho biết nhiều thể loại game khác đang thiếu đi khả năng mang lại cảm giác chân thực cho người chơi. Người dùng không được trải nghiệm cảm giác hiện diện ngay bên trong thế giới game.

"Bây giờ, nhờ metaverse, chúng ta có thể mơ ước đến việc thực sự có mặt tại thế giới trò chơi điện tử", CEO Microsoft chia sẻ.

Theo CEO Microsoft, việc lập trình tốt dòng game thực tế ảo sẽ thúc đẩy công ty xây dựng tương lai của Internet - không gian người dùng làm việc, tương tác, giải trí thông qua các nhân vật đại diện.

Tiếp quản Microsoft từ năm 2014, Satya Nadella đã đối mặt với nhiều vấn đề tồn đọng. Tập đoàn công nghệ này từng muốn tập trung nguồn lực vào điện toán đám mây để cạnh tranh với các đối thủ, như Amazon.

CEO Microsoft: Lap trinh game la buoc dem phat trien Metaverse anh 3

Thương vụ mua lại Activision Blizzard biến Microsoft thành công ty game lớn thứ ba toàn cầu. Ảnh: Reuters.

Tuy nhiên, Nadella đã nhìn nhận cộng đồng người chơi game trực tuyến là cơ hội để xây dựng cơ sở khách hàng mới cho Microsoft. Khi vừa nhậm chức giám đốc điều hành, Nadella đã mua lại Minecraft - một trò chơi xây dựng thế giới ba chiều.

Phát triển môi trường làm việc trên không gian thực tế ảo

Hiện ứng dụng Teams của Microsoft đã cập nhật tính năng avatar - hình đại diện. Avatar nhận tín hiệu từ cả khuôn mặt và âm thanh của người dùng. Người tham gia có thể tự tin trình bày trong cuộc họp trực tuyến thông qua hình đại diện sinh động.

Bên cạnh đó, một tính năng khác của Team cho phép người dùng đặt những người tham gia cuộc họp vào bối cảnh tự chọn, như giảng đường, phòng họp, văn phòng...

Theo Nadella, đối tác của Microsoft về lĩnh vực công nghệ kỹ thuật số luôn khuyên ông suy nghĩ lại kế hoạch phát triển tập đoàn. Tuy nhiên, trên thực tế, CEO Microsoft cho rằng tập trung phát triển nền tảng thực tế ảo là một bước tiến. Nadella chú trọng nghiên cứu các ứng dụng dùng trong công việc.

CEO Microsoft: Lap trinh game la buoc dem phat trien Metaverse anh 4

Microsoft Team sẽ cập nhật tính năng avatar 3D, gia nhập cuộc đua metaverse trong năm 2022. Ảnh: Microsoft.

Nadella đồng ý rằng người dùng không thể đột ngột thay đổi cách làm việc được hình thành suốt 200 năm. Tuy vậy, công chúng đã có thời gian làm quen với việc tương tác, làm việc trực tuyến.

"Vì đại dịch, người dùng đã thích ứng với việc hợp tác, nâng cao kỹ năng cá nhân và ổn định sức khỏe tinh thần khi làm việc, tương tác với nhau trên nền tảng số", CEO Microsoft chia sẻ.

Nadella khẳng định sẽ tạo ra "môi trường làm việc hỗn hợp". Các cuộc họp của Microsoft thường có 10-15% người tham gia trực tuyến thay vì có mặt ở phòng họp.

Ông cho biết thêm về một khảo sát về kỳ vọng làm việc của nhân viên và người dùng nói chung. Trong đó, 70% người muốn gặp gỡ, làm việc trực tiếp và 70 % người muốn môi trường làm việc linh hoạt - kết hợp môi trường trực tiếp và trực tuyến.

Đối với tôi, việc lập trình tốt game thực tế ảo sẽ thúc đẩy Microsoft tạo ra nền tảng mới, xây dựng tương lai của Internet

Satya Nadella - CEO Microsoft

"Hiện nay, chúng ta phải tập thích nghi với các thiết bị camera trong phòng hội nghị. Mỗi người tham gia có khung hình riêng và có thể nhắn tin trên phòng họp trực tuyến. Microsoft sẽ phát triển nhiều công cụ để hỗ trợ sự hợp tác làm việc hiệu quả của nhóm người ở những nơi khác nhau", Nadella cho biết.

Microsoft sẽ cho phép người dùng, với tư cách là tổ chức hay cá nhân, sử dụng danh tính của mình trên các nền tảng khác nhau. Điều này được thực hiện thông qua việc đồng nhất và các thao tác xác thực các danh tính.

Theo Nadella, về việc đồng nhất các danh tính trên không gian thực tế ảo, Microsoft sẽ bắt đầu từ Windows Store. Cửa hàng ứng dụng này sẽ cho phép nhiều hình thức thanh toán khác nhau và người sáng tạo có thể sở hữu nhiều kênh ứng dụng.

Microsoft muốn thống trị metaverse bằng thương vụ 70 tỷ USD

Trong thông báo mua lại Activision Blizzard, Microsoft khẳng định đây sẽ là “nền móng đầu tiên cho metaverse”.

Phạm Linh

Theo Financial Times

Bạn có thể quan tâm