Năm 2014, ông Micky Jagtiani vinh dự đứng vào hàng ngũ tỷ phú thế giới của Forbes, với giá trị tài sản lên đến 6,1 tỷ USD, trở thành một trong 81 tỷ phú lập nghiệp nhờ vào “lực lượng” mua sắm trên toàn thế giới.
Sức mạnh từ lời trối trăn
Không gì đau đớn khi người thân lần lượt qua đời; bơ vơ, cô độc cùng một tương lai bất định phía trước, Micky Jagtiani xúc động nhớ lại lời trăn trối của người cha già trước khi chết: “Cha không biết con dự định làm gì để nuôi sống bản thân, không có một tấm bằng trong tay, con sẽ làm gì và sống ở đâu?”.
Câu hỏi như lời nài nỉ của người cha luôn đau đáu trong tim Jagtiani, lúc nào cũng khiến ông trăn trở, không yên.
Tỷ phú Micky Jagtiani. |
Không gia đình, không học vấn, với số tiền rất ít ỏi, Jagtiani quyết định quay trở về Ấn Độ, làm việc cho tổ chức xoá đói giảm nghèo. Tuy nhiên, ông cảm thấy mình nên làm một điều gì đó để không phụ lòng tin cậy của người cha đã mất.
Jagtiani dùng số tiền thừa kế, tiếp nhận công việc bán lẻ tại một cửa hàng ở Bahrain, nơi anh trai mình đã ký một hợp đồng chuyển nhượng quyền thương mại từ Anh với các sản phẩm bán lẻ đồ cho trẻ em - Mothercare, trước khi bị bệnh và qua đời.
Jagtiani làm nhiều công việc tại cửa hàng như: xếp hàng tồn kho, lau quét sàn nhà. Nhưng ông luôn theo dõi chặt chẽ khách hàng của mình, từ đó có những ý tưởng độc đáo, chẳng hạn đặt một băng ghế trong cửa hàng dành cho người chồng ngồi chờ đợi vợ mua sắm thay vì đi tới đi lui.
“Tôi sẽ không bao giờ đầu hàng số phận mặc dù cuộc đời buộc tôi với nỗi đau mất gia đình. Lúc ấy, tôi cũng không nghĩ mình sẽ làm giàu, điều đơn giản tôi chỉ muốn làm, là vì gia đình, vì nụ cười của cha khi biết hôm nay tôi có thể tự nuôi sống bản thân”, tỷ phú Micky Jagtiani xúc động nói.
Phải biết mình bán cho ai
“Điều quan trong nhất trong kinh doanh, là việc xác định đúng khách hàng mà mình muốn hướng đến. Vì như vậy, chúng ta có thể thu hẹp phạm vi và tập trung tốt cho công việc kinh doanh hiện tại”, Jagtiani chia xẻ. Song song đó, ông Jagtiani cũng khẳng định người thành công đã phải đưa ra những quyết định “đúng nơi và đúng thời điểm”.
Trong quá trình lập nghiệp, ông luôn xác định rõ đối tượng mình hướng tới trong kinh doanh. Đó là những người di cư đến Vùng Vịnh vì công việc với chức vụ như công nhân văn phòng, kỹ thuật viên làm cho các công ty dầu khí quốc gia và các gia đình nhập cư châu Á, chủ yếu là Ấn Độ và Pakistan. Ông kinh doanh các mặt hàng dành cho trẻ em, như: xe đẩy, quần áo,…với giá cả phù hợp.
Bằng cặp mắt tinh tế, ông chú trọng đến những phân khúc thị trường dành cho tầng lớp trung lưu, đi ngược với xu hướng tại đây, phần lớn chỉ dành cho đối tượng khách hàng thượng lưu. Ông cho rằng, lượng dân nhập cư tại đây đang tăng lên đáng kể từ 400 ngàn người đến 950 ngàn người nên không thể nào xem thường điều đó.
Ngoài ra, do ba mẹ ông là người nhập cư từ Mumbai (Ấn Độ) đến Kuwait vào những năm 1950 và cả hai đều là nhân viên cửa hàng bách hóa, nên ông khá am hiểu những gì người nhập cư cần và mong muốn. Ngoài ra, ông còn nghiên cứu thị hiếu người tiêu dùng dựa trên thói quen của người Trung Đông và Nam Á.
Biết rõ dân Ấn Độ di cư đến Vùng Vịnh tăng lên đáng kể vào những năm 1975, vì vậy mặc dù bị cản trở bởi sự thiếu tự tin và lo lắng thiếu kinh nghiệm trong bán lẻ, Jagtiani vẫn quyết định tiếp nhận cửa hàng từ anh trai mình tại đất nước Bahrain nhỏ bé.
Và cũng 12 năm sau, với sáu cửa hàng và 400 nhân viên, Jagtiani đã thực hiện một quyết định quan trọng, di chuyển công ty từ Bahrain sang Dubai, vào đúng thời điểm Sheikh Maktoum bin Rashid Al Maktoum cố gắng chuyển đổi khu vực này thành một thiên đường mua sắm miễn thuế.
Jagtiani luôn kết nối chặt chẽ với những cửa hàng của ông. Khi khách hàng ngày càng phát triển và giàu có hơn, để đáp ứng sự đòi hỏi tăng cao, ông bắt đầu đầu tư vào mặt hàng hàng tồn kho có chất lượng tốt hơn.
Kế hoạch chủ chốt nhằm kích thích doanh số bán hàng được thực hiện bằng cách tạo liên kết các cửa hàng có những mặt hàng khác nhau, như: đồ dùng trẻ em, giày, thời trang, và thực hiện hình thức vốn lưu động. Bên cạnh đó, tại các cửa hàng được thiết kế bắt mắt, thú vị hơn, với những sân chơi dành cho trẻ, khu trò chơi điện tử và chụp ảnh kỷ niệm gia đình.
Ông mở của hàng Babyshops với một số mặt hàng mới như: giày giảm giá hay mô hình cung cấp đồ nội thất Ikea với giá rẻ; và Splash, dòng thời trang với giá cả phải chăng, được điều hành bởi vợ ông.
Micky Jagtiani nguyên tên là Micky Mukesh Jagtiani sinh ngày 28/09/1951. Ông t từng học ở Madras, Mumbai, Beirut và London. Ông kết hôn với Renuka, hiện có hai bé gái và một bé trai. Đầu tư gần đây của ông là ngân sách chuỗi nhà hàng Citymax, với 3 địa điểm ở UAE và phòng tập thể dục First Gyms, trong đó ông đã đầu tư thêm 150 triệu USD để mở rộng.
Là người con được kì vọng nhiều nhất trong gia đình, Jagtiani được gửi vào trường đại học Anh quốc để học ngành kế toán ngay sau khi hoàn tất chương trình phổ thông. Tuy nhiên, vì ham chơi ông đã trượt một số môn và bỏ học ngang, ngày đêm lao vào rượu và thuốc lá.
Anh trai Mahesh bị chẩn đoán mắc bệnh bạch cầu và chết sau vài tháng. Cha của ông bị tiểu đường, buồn bã lâm bệnh và chết ngay sau đó. Thậm chí, người mẹ cũng rời bỏ anh vì căn bệnh ung thư. Chứng kiến 3 người yêu thương lần lượt ra đi khi Micky Jagtiani 21 tuổi.
Hiện tại, Jagtiani là một trong những người giám sát đế chế bán lẻ lớn nhất Trung Đông. Có giá trị tài sản lên đến 6,1 tỷ USD. Hãng Landmark Group có trụ sở chính tại Dubai, bán ra thị trường 10 sản phẩm: giày, đồ em bé, may mặc, đồ nội thất,...thông qua 1.500 cửa hàng ở 20 quốc gia trên thế giới.
Khi đã giàu có, ông Jagtiani đang cố gắng đáp trả cho quê hương bằng cách lập ra Quỹ hỗ trợ giáo dục cho 100.000 trẻ em nghèo tại Ấn Độ và cũng là mạnh thường quân của nhiều trung tâm trẻ mồ côi khác nhau. Mỗi khi đến thăm các trẻ mồ côi, ông luôn nằm ngủ trên sàn gạch cùng các em vì điều này giúp ông biết được nhiều người vẫn đang có cuộc sống khó khăn như thế nào.