1/3 số trẻ bị bỏng nước sôi ở Mỹ là do mì ăn liền. Ảnh: AP. |
Nghiên cứu công bố trên tạp chí Burns bởi nhóm tác giả tại trung tâm chống bỏng của Đại học Chicago đã kiểm tra dữ liệu liên quan đến tất cả bệnh nhi nhập viện với vết bỏng do chất lỏng nóng gây ra trong khoảng thời gian 2010-2020. Trong tổng số 790 trường hợp bỏng nước sôi, 31% là do mì ăn liền, CNN đưa tin.
Tác giả chính Sebastian Vrouwe cho biết ông và nhóm nghiên cứu không ngờ mì ăn liền lại là nguyên nhân lớn gây bỏng ở trẻ em, khẳng định nỗ lực tập trung và nâng cao nhận thức về các nguyên nhân gây bỏng có thể tác động đáng kể tới cộng đồng mà trung tâm theo dõi.
Nghiên cứu cũng cho thấy một số trẻ đối mặt với khả năng bị bỏng do ăn mì ăn liền cao hơn những trẻ khác. Trung bình, những bệnh nhân bị bỏng do mì ăn liền nhiều khả năng là người da đen và đến từ các khu vực có điều kiện sống khó khăn.
Họ đã liên kết xu hướng này với thực tế mì ăn liền là lựa chọn giá rẻ, do đó “những nỗ lực toàn cầu nhằm giải quyết tình trạng nghèo đói ở trẻ em rất có thể sẽ có tác động thứ cấp tích cực tới việc phòng chống bỏng”.
Trẻ bị bỏng do mì ăn liền cũng lớn hơn một chút so với trẻ bị bỏng vì nguyên nhân khác, với độ tuổi trung bình là 5,4. Các nhà nghiên cứu mô tả đây là độ tuổi “trẻ em có thể tự làm mì ăn liền, nhưng chưa đủ lớn để làm một cách an toàn”.
40% trường hợp bỏng do mì xảy ra khi những đứa trẻ không được giám sát, theo New York Post. Do đó, ông Vrouwe giải thích việc người lớn giám sát là biện pháp phòng ngừa thiết yếu để giảm ca bỏng do mì ăn liền và các thực phẩm khác.
Đọc để hiểu rõ hơn lịch sử nước Mỹ
Mục Thế giới giới thiệu cuốn sách "Lẽ thường" - cuốn sách của tác giả Thomas Paine được xuất bản lần đầu vào năm 1776 và đã có vai trò quan trọng trong thời kỳ lập quốc của Mỹ. Cho đến hôm nay, cuốn sách vẫn còn nguyên giá trị lịch sử đối với những ai quan tâm đến lịch sử nước Mỹ.