Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Metro lộ mặt chuyển giá, ẩn lậu hơn 500 tỷ

Sự thật chuyển giá sau 12 năm báo lỗ liên tục của Metro Cash & Carry đã bị vạch trần. Thanh tra Tổng Cục Thuế vừa yêu cầu đại gia bán lẻ ngoại này phải giảm lỗ 335 tỷ đồng.

Tiền thương hiệu "ngốn" hết lãi

Trao đổi với PV VietnamNet, lãnh đạo Tổng Cục Thuế cho biết, kết luận thanh tra việc chấp hành pháp luật về thuế đối với Metro Cash & Carry đã được báo cáo Bộ Tài chính và đã được Bộ trưởng chấp thuận.

Theo đó, tổng giá trị vi phạm cần xử lý đã lên tới 507 tỷ đồng.

Trong số này, vi phạm đáng chú ý nhất của đại gia bán lẻ ngoại này là hành vi chuyển giá thông qua giao dịch liên kết với công ty mẹ tại Đức. Tổng số lỗ bất hợp lý mà Metro buộc phải giảm sau thanh tra là 335 tỷ đồng.

Nghi vấn chuyển giá lộ rõ, lên tới hàng trăm tỷ đồng.

Nghi vấn chuyển giá lộ rõ, lên tới hàng trăm tỷ đồng.

Lý giải về con số chuyển giá trên, chuyên gia Tổng cục Thuế cho hay, Metro Việt Nam và công ty mẹ, Metro tại Đức có ký hợp đồng nhượng quyền thương hiệu ngay từ khi mới đầu tư ở Việt Nam. Hàng năm, Metro Việt Nam phải trả cho công ty mẹ ở Đức một khoản tiền khá lớn.

Tính từ năm 2006-2013, khoản tiền này lên tới 731 tỷ đồng. Tuy nhiên, 3 năm đầu, Metro không đăng ký với Bộ Thương mại theo quy định của Nghị định 35, nên khoản tiền trả cho bên Đức ở giai đoạn này không được chấp nhận là chi phí được trừ khi tính thuế.

Nhờ "gửi giá" ở công ty mẹ trong các đợt thanh toán tiền bản quyền thương hiệu, Metro có khoản lỗ chênh lệch bất hợp lý là 245 tỷ đồng. Theo quy định của Luật thanh tra, thanh tra giá chuyển nhượng chỉ được thực hiện trong vòng 5 năm trở lại. Do vậy, khoản lỗ trên liên quan giai đoạn năm 2009 trở về trước, tức quá 5 năm, nên Metro chỉ phải tự điều chỉnh lại kết quả kinh doanh, tức phải giảm 245 tỷ đồng trên trong sổ sách.

Cũng nhờ đó, kết quả kinh doanh đến năm 2011 của hãng bán lẻ này đã chuyển từ lỗ triền miền sang cân bằng và có lãi. Trước đó, theo khai báo của hãng, từ năm 2007-2012 đã phải chịu lỗ luỹ kế tới 598 tỷ đồng.

Ngoài ra, đoàn thanh tra phát hiện Metro đã trích khấu hao tài sản quá cao, trích dự phòng bất hợp lý, dẫn tới khoản lỗ 90 tỷ đồng. Khoản tiền này sẽ buộc phải giảm trong kết quả hạch toán với cơ quan thuế.

Theo đó, sau khi cân bằng tài chính, đến năm 2012-2013, Metro lại phát sinh khoản lỗ lên tới 380 tỷ đồng. Sau khi giảm 90 tỷ đồng khoản lỗ chuyển giá trên, con số cuối cùng về tài chính Tập đoàn này vẫn là lỗ 290 tỷ đồng. Năm 2014, do chưa có đủ dữ liệu nên đoàn thanh tra chưa thanh tra thuế.

Theo phân tích của Ban Cải cách và hiện đại Thuế, Tổng Cục thuế, chuyển giá thông qua giao dịch tài sản vô hình này là một trong 4 nhóm hành vi chuyển giá phổ biến nhất. Thủ đoạn điển hình là các công ty mẹ nước ngoài chuyển giao công nghệ, thương hiệu cho bên liên kết tại Việt Nam và thu tiền bản quyền. Nhưng thực tế, việc định giá đối với loại tài sản vô hình này không dễ. Lợi dụng đặc thù đó, các doanh nghiệp ngoại thường tính và thu phí bản quyền rất cao đối với bên liên kết tại Việt Nam. Khiến cho chi phí đầu vào của công ty ở Việt Nam bị đẩy lên cao, kết quả sản xuất kinh doanh thua lỗ, Chính phủ Việt Nam bị mất quyền đánh thuế thu nhập doanh nghiệp.

Chuyển nhượng cũng sẽ phải thu thuế

Nguyên nhân lớn nhất cho sự thua lỗ của Metro lại chính là việc mở rộng đầu tư quá nhanh. Chỉ trong 5 năm đầu đến Việt Nam, doanh nghiệp này đã mở tới 9 điểm. 2 năm tiếp theo, 2010 - 2012, dù kinh doanh bết bát, Tập đoàn vẫn mở tới 10 trung tâm với tốc độ rất nhanh. Trung bình mỗi điểm bán lẻ cũng phải mất 3-5 năm mới thu hồi lại vốn.

Song cũng chính vì nghịch lý báo lỗ tới hơn nửa triệu tỷ đồng, Metro vẫn phình ra 19 điểm bán lẻ mới dấy lên mối hoài nghi chuyển giá suốt năm qua.

Tuy nhiên, việc thanh tra thuế ở đây chỉ thực sự được rốt ráo thực hiện, khi bất ngờ có thông tin, Metro sẽ được bán cho Tập đoàn Berli Jucker (BJC) của Thái Lan, lên tới 879 triệu USD.

Đoàn thanh tra thuế xác định, tổng vốn đầu tư của Metro vào Việt Nam sau 12 năm mới chỉ có 301 triệu USD, nhưng giá trị thương vụ chuyển nhượng lại gấp tới gần 3 lần. Lý do cho quyết định chuyển nhượng này là quá rõ ràng. Vì tỷ phú Thái trả giá quá cao trong khi Metro lại đang thua lỗ rất đậm, dù là "danh nghĩa" ở Việt Nam.

nghịch lý báo lỗ tới hơn nửa triệu tỷ đồng, Metro vẫn phình ra 19 điểm bán lẻ mới dấy lên mối hoài nghi chuyển giá suốt năm qua.

Nghịch lý báo lỗ tới hơn nửa triệu tỷ đồng, Metro vẫn phình ra 19 điểm bán lẻ mới dấy lên mối hoài nghi chuyển giá suốt năm qua.

Theo quy định của Việt Nam, Metro sẽ phải nộp thuế thu nhập cho khoản lời nhờ chuyển nhượng tài sản này, với mức thuế khoảng 22%.

Với Thái Lan, Việt Nam đã ký hiệp định tránh đánh thuế 2 lần, nên chắc chắn, các cơ quan thuế sẽ phải cùng tính toán để cho ra tỷ lệ thu thuế là bao nhiêu.

Tuy nhiên, thương vụ béo bở với tỷ phú Thái đang tạm thời bị đình hoãn. Tại một cuộc họp với các cổ đông vừa qua, 85% cổ đông thiểu số của BJC đã không thông qua chủ trương mua Metro.

Sau khi thanh tra, đoàn công tác kiến nghị cần có quy định cụ thể hơn về tỷ lệ cụ thể đối với nhượng quyền thương mại, hoặc các quy định về việc trả phí cho chuyên gia nước ngoài. Vì quy định thiếu rõ ràng hiện nay nên các doanh nghiệp mới lợi dụng, tính tuỳ tiện.

Ngoài giảm lỗ 335 tỷ đồng, Metro Cash & Carry còn phải giảm khấu trừ thuế giá tri gia tăng số tiền là 110 tỷ đồng, là khoản thu của các doanh nghiệp để hỗ trợ quảng cáo, bán hàng trong siêu thị, nhưng lại không kê khai khi nộp thuế. Metro cũng bị truy thu thuế, chủ yếu là thuế nhà thầu đối với lương chuyên gia nước ngoài là 62 tỷ đồng.


Ma trận tỷ phú Thái trên đất Việt

Đối thủ trên thế giới giờ đây coi các tỷ phú Thái Lan như những người thâu tóm có sức mạnh ghê gớm trong rất nhiều lĩnh vực. Và họ đang càn quét thị trường Việt Nam.

http://vietnamnet.vn/vn/kinh-te/233372/metro-lo-mat-chuyen-gia--an-lau-hon-500-ty.html

Theo Phạm Huyền/Vietnamnet

Bạn có thể quan tâm