Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

MBBank muốn tăng vốn thêm 10.700 tỷ đồng

Kế hoạch tăng vốn thêm gần 10.700 tỷ của MBBank sẽ diễn ra trong 3 đợt, trả cổ tức bằng cổ phiếu tỷ lệ 35%, chào bán riêng lẻ cho nhóm cổ đông Viettel và phát hành cổ phiếu ESOP.

Ngân hàng TMCP Quân đội – MBBank (MBB) vừa công bố tài liệu họp cổ đông thường niên 2021, trong đó chia sẻ kế hoạch tăng thêm gần 10.700 tỷ đồng vốn điều lệ ngay trong năm nay.

Theo đó, ban lãnh đạo ngân hàng kỳ vọng thông qua 3 đợt, vốn điều lệ của MBBank sẽ tăng từ 27.987 tỷ đồng hiện nay lên 38.675 tỷ, tiếp tục nằm trong nhóm ngân hàng thương mại có vốn lớn nhất hệ thống.

Theo kế hoạch, trong đợt đầu tiên, MBBank sẽ tăng vốn điều lệ thêm 9.795 tỷ thông qua phát hành cổ phiếu để trả cổ tức cho cổ đông với tỷ lệ 35% trên tổng số cổ phiếu phổ thông đang lưu hành, tương ứng cổ đông sở hữu 100 cổ phiếu MBB nhận thêm 35 cổ phiếu mới.

Như vậy, ngân hàng sẽ phải phát hành khoảng 979,5 triệu cổ phiếu mới, tương đương tổng mệnh giá 9.795 tỷ đồng. Nguồn vốn được lấy từ lợi nhuận sau thuế để lại lũy kế đến năm 2020 là 12.956 tỷ đồng.

Cũng ghi nhận tại báo cáo tài chính kiểm toán hợp nhất năm 2020, MBBank còn một số nguồn, quỹ có thể sử dụng để bổ sung vốn điều lệ gồm 1.916 tỷ quỹ bổ sung vốn điều lệ; 1.177 tỷ thặng dự vốn cổ phần; 3.744 tỷ quỹ và vốn khác của tổ chức tín dụng.

Dự kiến, thời gian chia cổ tức bằng cổ phiếu để tăng vốn sẽ diễn ra chậm nhất trong quý IV năm nay.

MỘT SỐ CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH CỦA MBBANK CUỐI NĂM 2020

NhãnTổng tài sảnTiền gửi khách hàngCho vay khách hàngVốn điều lệLợi nhuận trước thuế
Hợp nhất tỷ đồng 4949823109602982972798710688
Riêng lẻ
477839314521284000289879698

Đến đợt 2, MBBank cho biết sẽ tăng vốn thêm tối đa 700 tỷ thông qua việc phát hành 70 triệu cổ phiếu riêng lẻ cho Tập đoàn Công nghiệp - Viễn Thông Quân đội (Viettel) và Công ty TNHH Nhà nước MTV Thương Mại và Xuất nhập khẩu Viettel. Đây cũng là nhóm cổ đông lớn nhất đang nắm tổng cộng 19,89% vốn điều lệ của MBBank.

Trong trường hợp không phân phối hết cho 2 nhà đầu tư trên, HĐQT ngân hàng sẽ quyết định số lượng và lựa chọn các nhà đầu tư khác cũng hoạt động trong lĩnh vực viễn thông, công nghệ.

Giá chào bán đợt phát hành riêng lẻ này sẽ là giá thỏa thuận nhưng không thấp hơn giá trị sổ sách tại báo cáo tài chính được kiểm toán thời điểm gần nhất. Cổ phiếu phổ thông chào bán cho các nhà đầu tư sẽ bị hạn chế chuyển nhượng.

Thời gian thực hiện dự kiến sẽ diễn ra sau đợt tăng vốn lần 1 nhưng chậm nhất cũng là quý IV/2021.

Đến đợt 3, MBBank sẽ tăng 192,4 tỷ đồng vốn điều lệ còn lại theo kế hoạch, thông qua phát hành 19,2 triệu cổ phiếu cho cán bộ chủ chốt và nhân viên tài năng (ESOP). Số cổ phiếu này cũng sẽ bị hạn chế chuyển nhượng và dự kiến phát hành trong năm 2021.

KẾT QUẢ KINH DOANH HÀNG NĂM CỦA MBBANK

Nhãn2015201620172018201920202021 kế hoạch
Lợi nhuận trước thuế tỷ đồng 3221365146167767100361068813200

Theo kế hoạch ban lãnh đạo trình cổ đông, vốn điều lệ tăng thêm sẽ được ngân hàng sử dụng để bổ sung vốn đầu tư tăng năng lực và vốn kinh doanh. Trong đó, 4.783 tỷ đồng sẽ được đầu tư vào hệ thống, giải pháp công nghệ thông tin, đầu tư trụ sở tại TP.HCM và 5.905 tỷ còn lại để bổ sung vốn đầu tư kinh doanh khác.

Về kế hoạch kinh doanh năm 2021, ngân hàng này dự tính với việc tăng thêm gần 10.700 tỷ đồng vốn điều lệ, tổng tài sản của ngân hàng cũng có thể tăng 11% trong năm nay, tương đương đạt 549.400 tỷ đồng vào cuối năm.

Chỉ tiêu huy động tiền gửi của khách hàng ước tính tăng phù hợp với nhu cầu sử dụng vốn, trong khi dư nợ tín dụng tăng theo hạn mức NHNN giao là 10-11%, đạt 361.500 tỷ đồng.

Với các chỉ tiêu tài chính trên, MBBank kỳ vọng lợi nhuận trước thuế sẽ tăng ít nhất 20% so với năm 2020, đạt 13.200 tỷ đồng.

Ban lãnh đạo cũng dự kiến trình cổ đông kế hoạch cổ tức tỷ lệ 10-15% cho năm 2021.

MBBank lãi gần 4.600 tỷ đồng trong quý I

Theo ước tính từ ban lãnh đạo MBBank, lợi nhuận trước thuế quý I của ngân hàng này đạt 4.570 tỷ đồng, cao gấp đôi so với số cùng kỳ năm 2020.

CEO MBBank lý giải nguyên nhân nợ xấu gia tăng

Theo lãnh đạo ngân hàng, phần dư nợ bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 phải cơ cấu lại gốc và lãi sẽ không được tính vào doanh thu hoạt động dẫn tới nợ xấu cùng chi phí dự phòng tăng.

Quang Thắng

Bạn có thể quan tâm