Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

'Máy thở đâu rồi?' - thế giới bước vào tuần cao điểm của dịch bệnh

Thế giới vừa trải qua tuần lễ đầy khó khăn vì đại dịch Covid-19. Các bệnh viện giành giật máy thở, người nghèo không thể tuân thủ giãn cách xã hội...

Tuần trước, New York đã tồi tệ hơn, tồi tệ hơn rất nhiều. Tại thành phố New York, khi các nhà xác hết chỗ, mọi người bắt đầu tự hỏi những thi thể sẽ đặt ở đâu. Ngành dịch vụ tang lễ phải vật lộn để chạy theo. Người New York dần chấp nhận sự thật khi các con phố mang vẻ trái ngược hoàn toàn, vắng lặng hơn thường ngày.

Các cuộc họp báo về virus corona của Tổng thống Donald Trump bỗng chốc buộc người dân dù yêu hay ghét ông ngồi trước tivi. Chú ý cũng đổ dồn về thống đốc New York.

Ở châu Âu, các tâm dịch như Italy, Tây Ban Nha và Pháp chứng kiến số ca tử vong mới có giảm nhẹ vào cuối tuần qua, nhưng các quan chức không chắc liệu họ đã đạt đến đỉnh dịch hay chưa. Tại Mỹ, Tổng thống Trump thừa nhận tuần tới sẽ là tuần lễ "khó khăn nhất".

Các bệnh viện quá tải ở mọi nơi

Ảnh hưởng của virus được nhìn thấy ở khắp nơi trên thế giới, từ Pháp đến Peru, Hy Lạp. Thậm chí, ở một thành phố của Ecuador, người ta có thể nhìn thấy các thi thể bị bỏ ngoài đường.

Vũ Hán, tâm dịch ở Trung Quốc và là nơi dịch bệnh bùng phát đầu tiên, bắt đầu mở cửa trở lại các cửa hàng và nhà hàng.

Đức đã giành chiến thắng bước đầu vì có nhiều chốt xét nghiệm và giường chăm sóc tích cực. Tại Tây Ban Nha, các khoa phòng hồi sức cấp cứu đã bị lấp đầy, các bác sĩ phải đưa ra quyết định đau đớn rằng sẽ chữa cho ai.

the gioi quay cuong vi Covid-19 anh 1

Quân nhân Mỹ đang chuẩn bị cho một bệnh viện dã chiến tại New York. Ảnh: Reuters.

Mỹ đã thông qua gói cứu trợ khổng lồ 2,2 nghìn tỷ USD để chống dịch. Thế nhưng, tiền cũng không giải quyết được một trong những vấn đề cấp bách nhất: thiếu trang thiết bị y tế.

Các tiểu bang và bệnh viện của Mỹ đang tranh nhau vật tư y tế, thậm chí là giữa Mỹ với các nước khác. Họ thiếu máy thở và đồ bảo hộ trầm trọng. Họ phải chuyển sang kế hoạch ứng phó là chọn ra người được cứu, người không ở trong trạng thái cấp bách. Họ không có lựa chọn giữa các đạo đức nghề nghiệp.

Những người sống sót sau khi nhiễm virus corona đang xếp hàng để hiến máu với hy vọng có thể giúp đỡ người khác. Những phụ nữ mang thai nhìn thấy viễn cảnh bất định khi chào đón con cái.

Và một câu hỏi dai dẳng được đặt ra: Tại sao dịch vẫn bùng phát ở các viện dưỡng lão dù lệnh phong tỏa toàn quốc đã được áp đặt từ tháng trước?

"Máy thở, máy thở ở đâu?"

Cuộc tranh giành nguồn cung thiết bị y tế trở thành thước đo đánh giá sự đoàn kết toàn cầu trong cuộc chiến Covid-19. Mọi chính phủ, doanh nghiệp và cá nhân ở tất cả quốc gia đang chịu đòn giáng nặng nề.

Tất cả máy thở ở đâu? Hiện tượng phân bổ máy thở chậm chạp nêu bật những bế tắc trong bộ máy chính quyền Mỹ, nơi đang rơi vào khủng hoảng.

Nhu cầu về thiết bị y tế lớn hơn hẳn nguồn cung, các kho dự trữ không đủ ở các khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Bầu không khí thiếu tin tưởng bao trùm các cuộc họp báo thường nhật của ông Trump. Lầu Năm Góc hứa sẽ cung cấp máy thở, nhưng cuộc khủng hoảng đã trở nên nghiêm trọng.

Tại Ecuador, một trong những quốc gia Mỹ Latin đầu tiên xác nhận ca nhiễm, các bệnh viện đang từ chối bệnh nhân. Các thi thể bị bỏ lại trên đường phố và trong các ngôi nhà nhiều ngày liền ở Guayaquil, thành phố sầm uất với 2,6 triệu người.

Giới chuyên gia y tế lo ngại thảm họa dịch bệnh tích tụ ở Guayaquil có thể bùng nổ trong vài tuần hoặc vài tháng tới.

the gioi quay cuong vi Covid-19 anh 2

Sân vận động Wa ở Ansan, Hàn Quốc biến thành trường thi của kỳ thi tuyển dụng công chức của Ansan Urban Corporation. Ảnh: Yonhap via AP.

Các hạn chế được đưa ra để làm chậm sự lây lan của virus corona buộc các cơ quan lập pháp phải họp từ xa. Các cuộc tranh cãi giảm bớt. Quốc hội Mỹ đã thông qua gói kích cầu kinh tế trị giá 349 tỷ USD để cho các doanh nghiệp nhỏ vay.

Các thiệt hại kinh tế liên quan đến virus corona đã hiện lên rõ hơn trong tuần này. Tại châu Âu và Mỹ, một loạt báo cáo thất nghiệp được nộp lên.

Tại Vũ Hán, người dân chưa thể vui mừng vì được quay lại làm việc sau hai tháng phong tỏa. Họ phải chứng minh có tình trạng sức khỏe "màu xanh" - tức tốt - qua ứng dụng điện thoại để được lên tàu điện ngầm hoặc check-in vào thành phố.

Khi người dân được khuyến cáo ở nhà, tình trạng mua hàng trực tuyến tăng mạnh, nhiều nhân viên của các “ông lớn” như Amazon và Instacart đã nghỉ việc vì lo ngại bị nhiễm bệnh khi giao hàng.

Người nghèo bị đe dọa

Người Mỹ bước vào tuần đầu tiên phải trả tiền thuê nhà từ khi dịch bệnh bùng phát. Họ quay cuồng tìm cách trả tiền nhà.

“Theo cái nhìn của tôi, thế giới đang đứng lại”, một cư dân của quận Brooklyn, thành phố New York và là người không thể trả tiền thuê nhà, cho biết. “Tôi phải dành tiền mua những thứ thiết yếu, như đồ ăn, để sống qua ngày”.

Trên khắp thế giới, người dân ở các nước nghèo nhất đang vật lộn tìm cách bảo vệ mình khỏi kẻ thù mà họ không nhìn thấy, cũng không chắc có thể tránh được.

Tại các thành phố đông dân từ Gaza đến Bangladesh, vấn đề đặt ra là làm thế nào để tuân thủ giãn cách xã hội. Vấn đề này còn cấp bách hơn tình huống tù nhân chính trị bị nhồi nhét trong các phòng giam ở khắp Trung Đông.

the gioi quay cuong vi Covid-19 anh 3

Giỏ đựng thực phẩm treo trên một ban công để cho những người có nhu cầu ở Milan, Italy, hôm 4/4. Ảnh: LaPresse via AP.

Ở Mỹ Latin, căn bệnh viêm phổi đa phần được "nhập khẩu" bởi những người giàu có trở về từ kỳ nghỉ ở châu Âu. Giờ đây, nó đang đe dọa người nghèo.

Ở Châu Phi, người dân Zimbabwe đối mặt với một lựa chọn khắc nghiệt: hoặc sống sót qua ngày hoặc bảo vệ bản thân khỏi virus.

Những cộng đồng dễ bị tổn thương này không có Internet ổn định để kết nối với cộng đồng. Những người ở vùng xa xôi hẻo lánh không rõ sẽ trở tay như nào nếu bệnh tật ập đến.

Và tại Mỹ, nhiều người Mỹ gốc Á đang tìm đến phương tiện truyền thông xã hội để vận động chống lại nạn phân biệt chủng tộc nổi lên liên quan đến virus và nguồn gốc của nó.

Vượt ngục giữa giờ giới nghiêm, bị cảnh sát bắn tử vong Jonathan Rodríguez trốn khỏi tù xuất hiện trên đường trong giờ giới nghiêm vì dịch Covid-19. Hắn đã bị cảnh sát bắn trúng và tử vong sau 2 giờ truy bắt.

Ca tử vong vì virus corona ở Mỹ vượt 9.000

Bang New York báo cáo 594 ca tử vong mới vì virus corona hôm 5/4, thấp hơn 630 ca ghi nhận một ngày trước đó, Thống đốc Andrew Cuomo cho biết trong cuộc họp báo thường nhật.

Ca nhiễm virus corona ở Singapore tăng vọt 60%, cao nhất từ đầu dịch

Singapore hôm 5/4 ghi nhận 120 ca nhiễm Covid-19, sự gia tăng kỷ lục kể từ khi dịch bệnh xuất hiện tại đảo quốc hồi tháng 1, nâng tổng số người nhiễm virus corona lên 1.309.

Hạnh Vũ

Bạn có thể quan tâm