Theo Viện kiểm nghiệm thuốc TP.HCM trực thuộc Bộ Y Tế, màng lọc hiệu suất cao (HEPA) là chuẩn bắt buộc trong các môi trường vô trùng. Ngoài việc lọc bụi, mà lọc HEPA còn có khả năng hạn chế vi khuẩn virus. Màng lọc này có khả năng lọc được 99,97% tiểu phân 0,3 micromet.
Các loại máy lọc có màn HEPA vẫn có thể hạn chế được virus, vi khuẩn. |
Để dễ hình dung thì mắt người chỉ có thể nhìn thấy vật có 10 micromet. Vi khuẩn có kích thước nhỏ hơn 0,3 micromet. Như vậy, trên lý thuyết, vi khuẩn, virus có thể đi qua màng lọc HEPA dễ dàng.
Nhưng trên thực tế, virus không tồn tại riêng lẻ trong không khí. Chúng thường bám vào nước bọt, mồ hôi và bụi mịn. Vì vậy, màng lọc HEPA vẫn có thể giữ lại virus nếu chúng bám vào các hạt bụi, vật chất lớn hơn 0,3 micromet. Bên cạnh đó, một số màng lọc HEPA còn được tích hợp các lớp than hoạt tính. Điều này khiến vi khuẩn, virus khi bị giữ lại trong máy lọc bị ức chế sinh sản.
Tuy vậy, màng lọc HEPA cần được kiểm định và sử dụng đúng cách để phát huy tác dụng. Mỗi 6-12 tháng, màng lọc HEPA cần được kiểm tra. Sau 2 năm, màng lọc cần được thay thể để đảm bảo chất lượng lọc.
Bên cạnh lưới lọc HEPA, nhiều mẫu máy lọc không khí trên thị trường sử dụng công nghệ ion, có thể phóng ra ion dương và ion âm vào không khí. Các ion này sẽ phản ứng hóa học với gốc Hydro của vi khuẩn, virus thay đổi cấu trúc AND giúp tiêu diệt hoặc ức chế vi khuẩn.
Bộ tạo ion có trong một số dòng máy lọc không khí tầm giá 5 triệu đồng. |
Ngoài ra, một số loại máy lọc được trang bị tia cực tím bên trong giúp tăng hiệu suất tiêu diệt vi khuẩn. Tia cực tím khi soi chiếu trong không khí sẽ làm ngăn trở sự phân chia ADN đồng thời tiêu diệt của vi khuẩn, virus.
Tuy vậy, đèn cực tím đòi hỏi công suất cao mới phát huy hết tác dụng. Vì vậy, việc tích hợp đèn cực tím vào máy lọc khiến chúng chỉ giải quyết phần nào lượng virus, vi khuẩn trong không khí.