Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Máy bay Su-25 của Armenia bị bắn rơi giữa căng thẳng với Azerbaijan

Bộ Quốc phòng Armenia nói rằng máy bay quân sự Su-25 của nước này bị tiêm kích F-16 của Thổ Nhĩ Kỳ - cất cánh từ Azerbaijan - bắn rơi ngày 29/9.

Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Armenia Shushan Stepanyan ngày 29/9 cáo buộc tiêm kích F-16 của Thổ Nhĩ Kỳ đã bắn rơi máy bay Su-25 của nước này, theo Reuters.

Bà Stepanyan cho biết vụ việc xảy ra trên lãnh thổ Armenia, chiếc Su-25 bị bắn rơi khi đang thực hiện một nhiệm vụ quân sự. Bộ Quốc phòng Armenia cũng nói rằng chiếc F-16 của Thổ Nhĩ Kỳ cất cánh từ căn cứ không quân Ganja nằm trong lãnh thổ Azerbaijan.

"Không may thay, phi công đã hy sinh anh dũng", Bộ Quốc phòng Armenia tuyên bố.

Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố thông tin tiêm kích nước này bắn rơi chiếc Su-25 là "hoàn toàn sai sự thật".

"Armenia nên rút quân khỏi vùng lãnh thổ đang bị chiếm đóng, thay vì sử dụng những chiêu tuyên truyền rẻ tiền", Fahrettin Altun, Trợ lý báo chí của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan, tuyên bố.

Bộ Quốc phòng Azerbaijan cũng bác bỏ các cáo buộc, theo AFP.

Vụ việc diễn ra trong lúc xung đột đang leo thang giữa Armenia và Azerbaijan ở Nagorno-Karabakh những ngày gần đây. Nagorno-Karabakh là một khu vực ly khai nằm trong Azerbaijan, nhưng do người Armenia kiểm soát và được chính phủ Armenia hỗ trợ. Khu vực này thời gian qua là tâm điểm xung đột giữa hai quốc gia láng giềng.

may bay F-16 Tho Nhi Ky ban roi may bay ArmeniaD anh 1

Một người lính gốc Armenia trong cuộc giao tranh với lực lượng của Azerbaijan tại Nagorno-Karabakh. Ảnh: Reuters/Bộ Quốc phòng Armenia.

Nga, nước có liên minh quốc phòng với Armenia, cũng đã đưa ra tuyên bố bảo vệ nước này. Trong ngày 28/9, phát ngôn viên của Điện Kremlin, ông Dmitri S. Peskov, cho biết Nga đang tìm cách giải quyết cuộc khủng hoảng và “hiện không bàn về các lựa chọn quân sự”.

Trong ngày đầu tuần (28/9), số liệu thương vong tăng nhanh khi hai phe tiếp tục giao tranh ở vùng Nagorno-Karabakh. Trước tình hình này, nhiều nhà lãnh đạo trên thế giới đã kêu gọi Armenia và Azerbaijan tránh để xảy ra một cuộc chiến quy mô lớn, kéo theo Nga và Thổ Nhĩ Kỳ tham chiến.

Armenia và Azerbaijan triển khai pháo binh ở khu vực tranh chấp

Pháo binh hạng nặng đã được quân đội hai bên triển khai ở khu vực tranh chấp Nagorno-Karabakh, kéo theo nguy cơ xảy ra xung đột vũ trang quy mô lớn.

Xung đột Armenia - Azerbaijan có thể khiến các nước lớn tham chiến

Tình hình căng thẳng giữa Armenia và Azerbaijan có thể châm ngòi cho cuộc chiến quy mô lớn, kéo theo cả Nga và Thổ Nhĩ Kỳ.

Duy Anh

Bạn có thể quan tâm