Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

'Máy bay ngày tận thế’ của tổng thống Mỹ

Boeing E-4B là loại máy bay chịu trách nhiệm chuyên trở Tổng thống Mỹ, Bộ trưởng Quốc phòng và những người kế nhiệm trong trường hợp chiến tranh xảy ra.

Sở chỉ huy trên không tối tân Boeing E-4B là một trong hai loại máy bay chuyên chở tổng thống Mỹ. Trong thời bình, ông chủ Nhà Trắng di chuyển bằng những chiếc Boeing 747 chuyên dụng. Nhưng nếu chiến tranh xảy ra, người quyền lực nhất nước Mỹ sẽ sử dụng những phi cơ Boeing E-4B để di chuyển.

Boeing E-4B là phiên bản nâng cấp từ những máy bay chở khách Boeing 747-200. Nó ra đời nhằm thay thế vai trò của những chiếc EC-135J trong không quân. Mỹ hiện có 4 chiếc máy bay loại này. Khi hoạt động, nó giống như Trung tâm chiến dịch trên không của quốc gia.

Quá trình lắp ráp chiến đấu cơ tối tân của châu Âu

Eurofighter Typhoon, sản phẩm của công ty đa quốc gia Eurofighter GmbH, được coi là máy bay chiến đấu hiện đại bậc nhất ra đời tại châu Âu.

Cả 4 chiếc E-4B đều thuộc quyền quản lý của Phi đoàn kiểm soát và chỉ huy trên không số 1, thuộc Liên đoàn số 55 tại căn cứ không quân Offutt, gần thành phố Omaha, bang Nebraska. Boeing E-4B vượt trội hơn rất nhiều so với các phiên bản Boeing E-4 hoặc E-4A, giúp nó đảm trách hoàn hảo nhiệm vụ trong trường hợp nước Mỹ hứng chịu cuộc tấn công tổng lực.

Thiết kế tối tân cho phép Boeing E-4B hoạt động tốt trước những đợt sóng xung kích cường độ cao từ một vụ nổ vũ khí hạt nhân. Kính buồng lái máy bay được gia cố để tăng khả năng chịu lực nhưng nó vẫn sử dụng công nghệ truyền dẫn truyền thống nhằm ngăn chặn tác động của vũ khí nguyên tử.

Boeing E-4B hoạt động với phi hành đoàn từ 48 tới 112 người. Đây là phi hành đoàn lớn nhất trong lịch sử của không quân Mỹ. Nhờ máy bay tiếp nhiên liệu trên không, Boeing E-4B có thể bay rất lâu. Tuy nhiên, trở ngại lớn nhất của nó là lượng chất bôi trơn của các động cơ. Trong lần thử nghiệm thời gian bay, một chiếc Boeing E-4B lơ lửng trên không trong 35,4 giờ. Tuy nhiên, người ta tiếp tục nâng cấp máy bay để nó có thể hoạt động suốt một tuần trong trường hợp khẩn cấp.


Khoang phía trên của máy bay dành cho phi công, lái phụ, hoa tiêu và các kỹ sư cùng các thành viên khác của phi hành đoàn. Các phòng họp dành cho nguyên thủ và các quan chức hàng đầu ở khu vực giữa. Máy bay còn có nhiều khu vực dành cho các thiết bị kỹ thuật chuyên dụng để hỗ trợ liên lạc với mặt đất và các vệ tinh.

Phi đội máy bay chiến đấu Nga khiến NATO náo động

Theo NATO, phi cơ ném bom chiến lược Tu-95 Bear H, phản lực chiến đấu Su-27, tiêm kích Su-34 nằm trong số 26 máy bay Nga áp sát không phận châu Âu trong ngày 29/10.


Mỹ bắt đầu sử dụng Boeing E-4 vào năm 1974 nhằm phản ứng tức thời với các tình huống khẩn cấp, bao gồm cả các vụ tấn công hạt nhân. Trong những năm đầu, giới truyền thông phương Tây gọi nó là “máy bay của ngày tận thế”.

Ban đầu, người ta đặt các máy bay ở Căn cứ không quân Andrews tại bang Maryland, nơi Tổng thống và Bộ trưởng Quốc phòng có thể sử dụng ngay trong tình huống khẩn cấp.

Ngay khi Tổng thống Mỹ bước lên một chiếc Boeing E-4B, nó sẽ mang tên là Air Force One. Nó vẫn giữ nguyên tên gọi nếu phục vụ các quan chức khác trong chính phủ Mỹ. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ có thể sử dụng E-4B trong những chuyến công du nước ngoài vì nó giúp đảm bảo liên lạc thông suốt giữa người đứng đầu Lầu Năm Góc với các bộ phận khác.

Từ năm 1985, tất cả phi cơ E-4 của không quân đều được đổi sang phiên bản E-4B. Giống những chiếc máy bay phục vụ nhu cầu di chuyển của tổng thống Mỹ, chúng được cải tiến từ máy bay chở khách Boeing 747. Bốn động cơ phản lực đẩy giúp chúng có khả năng di chuyển với vận tốc tối đa 969 km/h cùng trần bay 11.000 m.

NATO tung ảnh phản lực chiến đấu áp sát máy bay ném bom Nga

Truyền thông phương Tây đồng loạt công bố hình ảnh những chiếc phản lực chiến đấu của NATO áp sát máy bay ném bom chiến lược Nga khi nó tới gần không phận châu Âu.

Hồng Duy

Ảnh: USAF

Bạn có thể quan tâm