Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Máy bay Nga bị bắn ở Syria sau khi vào Thổ Nhĩ Kỳ?

Giới chức Mỹ tin rằng máy bay Nga đã bị bắn trúng ở Syria, sau khi xâm phạm không phận Thổ Nhĩ Kỳ, trong khi Nga khẳng định máy bay của họ chưa bao giờ rời khỏi bầu trời Syria.

Địa điểm cường kích Su-24 bị bắn hạ, theo thông tin của Mỹ. Đồ họa: NYT

Quan chức Mỹ giấu tên tiết lộ với Reuters rằng máy bay Nga đã bị bắn trúng ở Syria, sau khi xâm phạm không phận Thổ Nhĩ Kỳ. Nguồn tin cho biết, nhận định được đưa ra dựa trên tín hiệu nhiệt trên phi cơ.

Trước đó, quân đội Mỹ ủng hộ tuyên bố của Thổ Nhĩ Kỳ rằng các phi công trên chiến đấu cơ F-16 của họ đã cảnh báo máy bay Nga 10 lần nhưng không nhận được phản hồi. Do vậy, họ quyết định bắn hạ sau khi Su-24 xâm nhập không phận Thổ Nhĩ Kỳ khoảng 17 giây.

“Chúng tôi có thể nghe thấy mọi chuyện đang diễn ra. Những kênh thông tin này là các kênh mở”, người phát ngôn quân đội Mỹ tại Iraq, đại tá Steven Warren nói với các phóng viên ngày 24/11.

Vạch màu đỏ là đường bay của chiếc Su-24 theo lời của chính phủ Nga, trong khi vạch màu tím là đường bay xâm phạm không phận Thổ Nhĩ Kỳ. Đồ họa: NYT
Vạch màu đỏ là đường bay của chiếc Su-24 theo lời của chính phủ Nga, trong khi vạch màu tím là đường bay "xâm phạm không phận Thổ Nhĩ Kỳ". Đồ họa: NYT

Mỹ cũng khẳng định quân đội không liên quan đến vụ Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi máy bay Nga. Đại sứ Thổ Nhĩ Kỳ tại Liên Hợp Quốc Halit Cevik đã viết thư gửi Hội đồng Bảo an rằng, 2 máy bay Nga đã bay hơn 1,5 km ở bầu trời nước này trong 17 giây.

Trong khi đó, Thổ Nhĩ Kỳ và Nga đưa ra những tuyên bố, bằng chứng khác nhau để củng cố cũng như phủ nhận lý lẽ việc bắn hạ chiếc Su-24 của Nga.

Thổ Nhĩ Kỳ cáo buộc gì?

Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ công bố một bản đồ cho thấy, máy bay Nga đã bay vào vùng lãnh thổ hẹp của nước này ở gần biên giới với Syria.

Sau chiếc Su-24, Ankara cho biết một máy bay thứ hai tiếp tục xâm phạm không phận nước này nhưng họ không bắn hạ nó. Thổ Nhĩ Kỳ khẳng định, họ đã cảnh báo phi công trên chiếc Su-24 ít nhất 10 lần máy bay Nga đang xâm phạm không phận nước này.

Đường vào (phải) và ra của máy bay Nga ở vùng gần với biên giới Syria của Thổ Nhĩ Kỳ. Đồ họa: NYT

Nga phản bác như thế nào?

Quân đội Nga khẳng định máy bay của họ chưa bao giờ rời khỏi bầu trời Syria, cũng như Thổ Nhĩ Kỳ không hề cảnh báo tới Su-24 như đã nói. Nga cũng công bố video về hành trình bay chứng tỏ lập luận của nước này.

Tuy nhiên, quân đội Mỹ xác nhận rằng, Thổ Nhĩ Kỳ đã cảnh báo phi công Nga 10 lần nhưng anh này phớt lờ chúng. Tổng thống Mỹ Barack Obama khẳng định: Thổ Nhĩ Kỳ có quyền tự vệ và bảo vệ không phận.

Nguồn gốc xung đột

Sự cố Su-24 bị bắn ở Thổ Nhĩ Kỳ là điều mà giới quan sát đã lo ngại từ đâu, giữa tình hình căng thẳng leo thang do nhiều lần chạm trán trên không giữa máy bay Nga và phương Tây.

Báo New York Times cho rằng, máy bay Nga thường bay gần, hoặc đi vào không phận của một số nước để tập luyện hoặc thậm chí hoạt động do thám. NATO và các nước này lên án hành vi của phi cơ Nga. Hồi tháng 10, NATO phản đối 2 máy bay Nga đi vào vùng Hatay của Thổ Nhĩ Kỳ.

Phần lớn vụ chạm trán trên không xảy ra rải rác ở châu Âu. Các nước NATO nhiều lần cho chiến đấu cơ xuất kích để ngăn chặn máy bay Nga trên biển Baltic và ở nhiều nơi khác.

Bản đồ ghi nhận những lần chạm trán trên không giữa máy bay Nga và các nước châu Âu từ tháng 3/2014 đến tháng 3/2015. Chấm đỏ biểu thị cho những lần có nguy cơ đụng độ cao, chấm cam là lần có nguy cơ thấp. Ảnh: NYT
Bản đồ ghi nhận những lần chạm trán trên không giữa máy bay Nga và các nước châu Âu từ tháng 3/2014 đến tháng 3/2015. Chấm đỏ biểu thị cho những lần có nguy cơ đụng độ cao, chấm cam là lần có nguy cơ thấp. Đồ họa: NYT

Uy lực tên lửa AIM-9X vừa bắn hạ máy bay Nga

AIM-9X là thế hệ tên lửa không đối không dẫn đường bằng hồng ngoại tiên tiến nhất của Mỹ, có khả năng tiêu diệt mục tiêu đường không ở cự ly 35 km.

Gốc rễ của việc Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ chiến đấu cơ Nga

Chiến đấu cơ F-16 Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi Su-24 của Nga hôm 24/11 là kết quả tất yếu của sự khác biệt về lập trường giữa Moscow và NATO trong cuộc chiến tại Syria.

 

Minh Anh

Bạn có thể quan tâm