Máy bay lớn nhất thế giới Antonov-225. Ảnh: Larske. |
Công ty Antonov hôm 7/11 đã thông báo trên Twitter rằng kế hoạch hồi sinh máy bay lớn nhất thế giới đã bắt đầu, với "công việc thiết kế" đang được thực hiện, CNN đưa tin.
Theo ước tính, dự án tái xây dựng mẫu máy bay khổng lồ sẽ tiêu tốn hơn 502 triệu USD. Công ty cho biết thêm con số có thể tăng thêm bởi còn quá sớm để thảo luận những chi phí cụ thể.
Những thông tin chi tiết về dự án được công ty hứa hẹn sẽ công bố sau khi cuộc xung đột ở Ukraine kết thúc.
Ban đầu, Ukroboronprom, công ty mẹ của Antonov, ước tính quá trình sửa chữa máy bay sẽ mất ít nhất 5 năm và tiêu tốn hơn 3 tỷ USD.
Tuy nhiên, sau khi đánh giá kỹ lưỡng, công ty Antonov cho biết khoảng 30% linh kiện của máy bay gốc có thể tận dụng để chế tạo máy bay mới, theo thông báo.
Ngày 28/2, nhà sản xuất vũ khí Ukraine, Ukroboronprom cho biết chiếc máy bay đã bị phá hủy trong một cuộc không kích nhằm vào sân bay Antonov ở Hostomel, gần thủ đô Kyiv, khi máy bay đang được bảo dưỡng.
Máy bay lớn nhất thế giới Antonov-225 “Mriya” bị phá hủy trong cuộc xung đột ở Ukraine. Ảnh: Anadolu Agency. |
"Giấc mơ sẽ không bao giờ chết", các nhà sản xuất đăng bài viết trên Twitter khi nó bị phá hủy.
Công ty Antonov cho biết vào thời điểm đó rằng họ không thể xác minh tình trạng của chiếc máy bay. Trong khi đó, nhà báo CNN cho biết mũi dường như "bị phá hủy hoàn toàn".
"Cánh và một số động cơ bị hư hại nghiêm trọng. Phần đuôi không bị ảnh hưởng bởi bất kỳ tác động lớn nào và có một vài lỗ thủng do mảnh đạn", ông nói.
Với tên gọi là "Mriya" - tiếng Ukraine có nghĩa là "giấc mơ" - chiếc máy bay khổng lồ được chế tạo vào những năm 1980.
Nó là máy bay vận chuyển hàng hóa lớn nhất thế giới, với sức chứa gấp đôi so với Boeing 747. Đến nay, nó là chiếc máy bay nặng nhất từng được chế tạo, có tải trọng 640 tấn, được trang bị 6 động cơ và 32 bánh đáp, theo Interesting Engineering.
“Cạnh tranh địa chiến lược Nga - Mỹ: Tiếp cận từ chủ nghĩa hiện thực và trường hợp khủng hoảng Ukraine”
Trong cuốn sách “Cạnh tranh địa chiến lược Nga - Mỹ: Tiếp cận từ chủ nghĩa hiện thực và trường hợp khủng hoảng Ukraine”, tiến sĩ Phan Thị Thu Dung nhận định đặt trong tổng thể cạnh tranh chiến lược Nga - Mỹ từ năm 2013 đến nay thì Ukraine là điển hình cho cạnh tranh địa-chiến lược quyết liệt giữa hai cường quốc hàng đầu về quân sự trên nhiều chiến tuyến, từ an ninh, chính trị, kinh tế đến truyền thông, năng lượng.