Máy bay không người lái TQ âm thầm tiến tới mức 'nguy hiểm'
Chương trình phát triển UAV của Trung Quốc đạt được một cột mốc đáng quan tâm mà giới truyền thông thế giới gần như đã bỏ qua.
Vụ việc sử dụng UAV thực hiện cuộc tấn công nhằm vào tên Naw Kham trùm buôn ma túy tại khu Tam giác vàng vào cuối năm 2013 đã hé lộ nhiều chi tiết đáng báo động về chương trình UAV quân sự của Trung Quốc. Lực lượng chống tội phạm ma túy Trung Quốc đã tiến hành một cuộc đột kích bí mật bằng máy bay không người lái vào lãnh thổ Myanmar dọc sông Mekong để tiêu diệt tên này.
Mặc dù sau đó, ý định tấn công và tiêu diệt tên trùm khủng bố bằng UAV đã được rút lại, nhưng sự kiện này đã chứng minh sự can thiệp có giá trị của các UAV Trung Quốc cho mục đích trinh sát và tấn công.
UAV Wing Long sao chép từ MQ-9 Reaper của Mỹ trong một cuộc triển lãm, như giới thiệu UAV này có khả năng mang vũ khí tấn công như của Mỹ. |
Các công ty hàng không vũ trụ Trung Quốc đã có sự đầu tư rất lớn cho các chương trình phát triển phương tiện bay không người lái UAV. Mặc dù đa phần những mẫu UAV của Trung Quốc đều sao chép lại các mẫu nổi tiếng thế giới như MQ-9 Reaper, MQ/RQ-1 Predator, RQ-4 Global Hawk.
Các nhà phân tích trên thế giới nhận định, mặc dù các UAV vẫn còn một khoảng cách khá xa so với UAV của Mỹ và Israel nhưng những UAV này đã bắt đầu được triển khai rộng rãi cho nhiệm vụ do thám và tấn công.
Ian Easton, đồng tác giả báo cáo chương trình máy bay Trung Quốc của Viện 2049 cho biết: “Tôi có cảm giác là Trung Quốc đang chuyển sang triển khai UAV với quy mô lớn”. Động thái triển khai quy mô lớn các phương tiện bay không người lái là một sự phô trương sự phát triển quân sự của họ và có thể thách thức sự thống trị của Mỹ ở châu Á - Thái Bình Dương. Việc triển khai này cũng nâng cao mối đe dọa cho các nước láng giềng có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc như: Nhật Bản, Phillippines, Ấn Độ và Việt Nam.
Những chiếc UAV của Trung Quốc có khả năng mang bom, tên lửa. Ngoài các hoạt động trinh sát nó có thể biến thành vũ khí tấn công lợi hại trong trường hợp xảy ra xung đột biên giới.
Một mẫu UAV Xiang Long sao chép RQ-4 của Mỹ đang được thử nghiệm . |
Sự triển khai quy mô lớn UAV của Trung Quốc cũng làm tăng mối quan ngại về việc thiếu các tiêu chuẩn quốc tế công nhận an toàn đối với các phương tiện bay không người lái Trung Quốc. Siemon Wezeman, thành viên cao cấp chương trình chuyển giao vũ khí tại Viện nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm lập luận: “Trung Quốc đang đi theo những tiền lệ mà Mỹ đã tạo ra. Nếu Mỹ có thể sử dụng UAV cho mục đích tấn công khủng bố thì họ cũng có thể làm điều tương tự”.
Một vấn đề đáng báo động khác là thế giới biết rất ít thông tin về các chương trình phát triển UAV quân sự của Trung Quốc. Trong cuộc trả lời phỏng vấn của Tân Hoa Xã hồi tháng 4, ông Yang Baikui - thiết kế trưởng của hãng sản xuất máy bay COSIC - cho biết: "Máy bay không người lái của Trung Quốc đã thu hẹp khoảng cách đáng kể so với Mỹ nhưng vẫn còn nhiều vấn đề về kỹ thuật cần phải giải quyết, nhất là thiết kế khung máy bay và hệ thống liên kết dữ liệu kỹ thuật số".
Báo cáo của Lầu Năm Góc cũng đề cập đến việc Trung Quốc đang tăng cường mở rộng phạm vi các radar của họ bằng cách trang bị lên UAV để thực hiện hoạt động giám sát và dẫn đường cho chương trình tên lửa đạn đạo chống hạm DF-21D.
quốc việt
Theo Infonet