Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Mật vụ kể chuyện chắn đạn cho tổng thống Mỹ

Trong vụ ám sát năm 1981, một mật vụ đã nhanh chóng đẩy Tổng thống Ronald Reagan vào xe chuyên dụng sau đó nằm đè lên người quyền lực nhất nước Mỹ để chắn đạn.

Hiện trường vụ ám sát Tổng thống Ronald Reagan. Ảnh: Reuters

Trong vụ ám sát cuối tháng 3/1981, mật vụ Jerry Parr, chịu trách nhiệm đảm bảo an toàn cho Tổng thống Reagan. Trong cuốn hồi ký, ông Parr kể về loạt tình tiết trong vụ ám sát hụt và quyết định chớp nhoáng giúp cứu mạng Reagan khi ông vừa chèo lái nước Mỹ chưa đầy 70 ngày.

Bỗng dưng mất việc sau một ngày bảo vệ tổng thống Mỹ

Chưa hết vui mừng khi trở thành nhân viên bảo vệ an ninh cận kề Tổng thống Barack Obama, một người đàn ông Mỹ đã mất việc vì anh đến gần chiếc limousine của ông chủ Nhà Trắng.

Vụ ám sát Tổng thống Reagan xảy ra khi ông vừa kết thúc bài phát biểu tại Washington Hilton, nơi chỉ cách Nhà Trắng vài phút lái xe. Sát thủ bắn Reagan khi ông chuẩn bị vào xe chuyên dụng. Mật vụ Parr kể: “Chúng tôi đứng cách xe khoảng 6 hoặc 7 bước. Tôi nghe thấy nhiều tiếng súng”.

Thư ký báo chí James Brady, mật vụ Timothy McCarthy và viên cảnh sát Thomas Delahanty bị thương trong vụ tấn công. Ảnh: Thư viện Tổng thống Ronald Reagan

Ngay sau khi sự cố xảy ra, Parr đã đẩy Reagan vào xe Limousine trước khi nằm đè phía trên cơ thể Tổng thống để chắn đạn. 

“Việc đầu tiên tôi làm là vòng tay ôm eo ông ấy và chạy. Lúc đó, tôi chẳng kịp để ý tới tình trạng của tổng thống nhưng tôi biết hai người khác gục vì vụ tấn công. James Brady, thư ký báo chí của Nhà Trắng, là một trong hai nạn nhân”.

Dù đã lên xe chuyên dụng, Parr vẫn hoàn toàn không biết tình trạng sức khỏe của tổng thống 70 tuổi. Ông kiểm tra quanh cơ thể Reagan nhưng không phát hiện vết thương dù Tổng thống kêu đau ngực. Một người nói trên điện đàm của Cơ quan mật vụ “Rawhide ổn, Rawhide ổn” nên người ta quyết định đưa ông trở lại Nhà Trắng. Rawhide là tên mã mà mật vụ Mỹ dùng để gọi Tổng thống Reagan.

So sánh dàn phương tiện khủng của nguyên thủ Nga và Mỹ

Tống thống Mỹ Barack Obama sử dụng máy bay Boeing 747 để di chuyển ở khoảng cách xa trong khi Tổng thống Nga Putin dùng một chiếc Ilyushin Il-96.

Tuy nhiên, nhìn sắc mặt màu xám và máu trên môi Reagan, Parr đã yêu cầu tài xế đưa ông chủ Nhà trắng tới bệnh viện Đại học George Washington gần đó dù biết nếu quyết định của ông không chính xác, nó có thể gây ra một cuộc khủng hoảng trên lãnh thổ Mỹ.

Mật vụ đưa Tổng thống Reagan vào xe sau khi tiếng súng vang lên. Ảnh: Wikipedia

Sau đó Parr thấy máu trong miệng Tổng thống. Máu đỏ tươi trào ra cùng với nhiều bọt là dấu hiệu cho thấy viên đạn đã xuyên vào phổi người đàn ông quyền lực nhất nước Mỹ. Parr biết mình quyết định đúng.

Nhân viên mật vụ nói với Reagan rằng họ đang tới bệnh viện và ông chủ Nhà Trắng chấp thuận. “Chúng tôi di chuyển khoảng 3 phút để tới bệnh viện. Sau khi tới nơi, Tổng thống khẳng định ông có thể tự đi bộ vào trong. Ông ấy không bám vào tôi và cứ thế bước. Tuy nhiên, ông ấy gục xuống khi đi vài mét. Chúng tôi đỡ để đầu ông ấy không đập xuống sàn”, Parr kể.

Những âm mưu táo tợn nhằm ám sát Obama (kỳ 1)

Chỉ riêng năm 2008, Barack Obama lúc đó là ứng cử viên tổng thống Mỹ của đảng Dân chủ, đã bị đe dọa ám sát tới 5 lần.

Sau ca phẫu thuật, các bác sĩ phát hiện một viên đạn nằm cách tim Tổng thống Reagan chừng 3 cm. Đây là viên đạn cuối cùng mà kẻ tấn công bắn. Nó đập vào thành xe chống đạn và bật vào người Tổng thống. Các bác sĩ đánh giá quyết định tức thời của mật vụ Parr đã góp phần cứu sống Tổng thống thứ 40 của Mỹ.

John Hinckley Jr, hung thủ của vụ ám sát Tổng thống Ronald Reagan. Ảnh: Wikipedia

Vài giờ sau vụ xả súng, cảnh sát xác định kẻ tấn công là John Hinckley Jr và bắt y. Các cuộc điều tra cho thấy hung thủ quyết định ám sát tổng thống vì muốn gây ấn tượng với nữ diễn viên Jodie Foster, người mà y ngưỡng mộ. Dù khiến 4 người - bao gồm Tổng thống Reagan - bị thương nhưng tòa tuyên Hinckley Jr vô tội vì cho rằng hắn là một kẻ có vấn đề về thần kinh.

Vụ ám sát hụt Reagan gây chấn động nước Mỹ. Sau sự cố này, Mỹ đã tăng đáng kể số mật vụ. Năm 1973, lực lượng mật vụ Mỹ có 1.238 người nhưng nhanh chóng tăng lên 1.750 người trong năm vụ ám sát Reagan diễn ra. Tới năm 2010, Mỹ có 3.500 mật vụ và ngân sách dành cho lực lượng này đạt 1,5 tỷ USD.

Tính tới thời điểm nghỉ hưu, Jerry Parr đã làm việc 23 năm cho cơ quan mật vụ Mỹ. Ông từng bảo vệ 4 tổng thống Mỹ, 4 phó tổng thống và nhiều nguyên thủ nước ngoài, bao gồm Nhật hoàng Hirohito và Nữ hoàng Anh Elizabeth. Sau khi nghỉ hưu, viên mật vụ sinh năm 1930 làm mục sư trong một nhà thờ ở thủ đô Washington, nơi ông sống cùng gia đình.

Cựu mật vụ kể chuyện bảo vệ 3 tổng thống Mỹ

Mật vụ Mỹ thường xuyên thiếu ngủ, bỏ bữa, luôn phải đứng ngoài trời trong mọi điều kiện thời tiết và mọi thời điểm để bảo vệ nhà lãnh đạo đất nước.

Hồng Duy

Bạn có thể quan tâm