Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Mặt bằng trong hẻm quận 1 tăng giá vì dự án metro

Nhiều chủ đầu tư đua nhau thuê mặt bằng từ ngoài đường cho đến hẻm nhỏ gần nhà ga metro, quận 1, TP HCM để đón đầu dự án.

Trong thời gian nhà ga metro đang xây dựng, nhiều người kinh doanh đã nhanh chóng tìm kiếm những mặt bằng thích hợp để đầu tư trước. Hiện tại, các mặt tiền đường lớn đã có nhiều công ty, nhà hàng, quán cà phê lớn chiếm chỗ. Những nhà đầu tư nhỏ chọn những con hẻm gần đường lớn.

Cô Tuyết, bán thuốc lá trên đường Lê Lợi, quận 1, cho biết, ngày trước những con hẻm gần đây toàn hàng ăn vặt như cháo lòng, phở, bún… Hiện nay, nhiều nhà hàng, quán cà phê đã chiếm hết chỗ. Khoảng mấy tháng gần đây, số lượng hàng quán trong hẻm tăng liên tục, nhưng khách đến rất ít, có quán 7h tối đã đóng cửa.

Chị Hiền, ở đường Pasteur cho biết, lúc trước người ta tìm vào hẻm để thuê vì giá rẻ hơn mặt tiền, lại là khu đất vàng. Còn giờ đây, nhiều công ty trong hẻm phải rút đi để nhường chỗ cho quán xá. Nhiều người sẵn sàng trả giá cao để có được mặt bằng nên phần lớn chủ nhà đều tăng tiền thuê, người nào chi trả không nổi phải dọn đi.

Những bảng chỉ dẫn vào các hàng quán chi chít ngay từ đầu hẻm 38E Lê Lợi, quận 1. Ảnh: Zen Nguyễn.

Nguyễn Văn Huy, Giám đốc một công ty luật Đồng Tâm, quận 1, cho biết, anh thuê một ngôi nhà nhỏ nằm trong hẻm cụt trên đường Pasteur được 5 năm. ​Sắp ký hợp đồng nhà 2016, chủ nhà đột ngột đòi nâng thêm 30%, khiến giá thuê tăng cao bằng với một mặt tiền đường ở các quận khác.

“Khách hàng không tăng, công ty chỉ lãi mức vừa phải. Việc nâng giá của chủ nhà là quá sức với công ty nên đành phải chuyển về quận 4, với mức phí mặt bằng thấp hơn, chỉ bằng 1/3 giá trước khi tăng. Tôi cũng không trách chủ nhà vì phải theo thời thế. Quanh khu vực này, chủ nào cũng nâng ít nhất là 20%, nhiều nhà đầu tư sẵn sàng chi nhiều tiền hơn để có được mặt bằng 'cắm cọc' ăn theo dự án metro”, anh Huy nói.

Bà Lê Thị Mến, chủ một nhà hàng trong hẻm 36, Lê Lợi, cho biết, thực tế, lượng khách đến nhà hàng chỉ đủ trang trải chi phí, có tháng phải bù thêm. Nhưng việc đầu tư vào khu vực này là cần thiết, vì đến khi dự án metro hoàn thiện, giá trị những mặt bằng trong hẻm cũng không thua kém nhiều với bên ngoài.

Chủ một cửa hàng thời trang gần đó cho hay, đây là khu đất vàng, ở phía ngoài từ mặt tiền cho đến chung cư đều đã có người xí chỗ. May mắn lắm anh mới tìm được chỗ này, tuy có diện tích khiêm tốn (chỉ 15 m2), nhưng giá thuê đã 18 triệu đồng/tháng. 

Theo một cò thuê nhà ở quận 1, tùy thuộc vào diện tích, nhà mới hay cũ, mà giá thuê dao động 20-60 triệu đồng, nhưng tốn nhiều công tìm kiếm. Nếu dùng dịch vụ giới thiệu, phí môi giới là 10% giá trị thuê nhà tháng đầu tiên.

Ông Nguyễn Văn Tuấn, Giám đốc công ty tư vấn đầu tư bất động sản Tuấn Lợi (quận Bình Thạnh), cho biết, nhiều người nhận định dự án metro sẽ mang nguồn khách hàng dồi dào, nên sẵn sàng chi tiền khủng để có được mặt bằng. Tuy nhiên, họ sẽ mất một khoản tiền lớn để duy trì kinh doanh đến khi dự án metro đi vào hoạt động. Do đó, khả năng thu hồi vốn kéo dài theo dự án, gây bất lợi không nhỏ cho chủ đầu tư.

Mặt bằng bán lẻ Hà Nội: 'Cuộc chiến' dưới chân chung cư

Gặp khó khăn liên tiếp, thị trường mặt bằng bán lẻ đối diện với tình trạng dư cung, trong đó “cuộc chiến” khốc liệt nhất đang diễn ra dưới chân các tổ hợp chung cư.


Zen Nguyễn

Bạn có thể quan tâm