Tỷ lệ ngành chăn nuôi lớn trong khi doanh nghiệp thịt chế biến chưa nhiều, mở ra bức tranh tươi sáng của ngành thịt chế biến trong nước.
Tiềm năng ẩn chứa
Theo báo cáo về tình hình kinh tế - xã hội của Tổng cục thông kê, trong năm 2017 ngành nông nghiệp tăng 2,07%, cho thấy dấu hiệu phục hồi sau những ảnh hưởng nặng nề của thiên tai năm 2016. Trong đó, dù gặp khó khăn về thị trường tiêu thụ, đàn heo cả nước vẫn ở mức 27,4 triệu con. Và sản lượng thịt heo đạt 3,7 triệu tấn, tăng 1,9% so với cùng kỳ năm ngoái.
Việt Nam có thế mạnh về các sản phẩm chăn nuôi, nhưng nhiều người Việt vẫn ưa chuộng thịt chế biến nhập khẩu từ nước ngoài. Tình trạng này do vấn đề mất vệ sinh an toàn thực phẩm ngày càng khiến người dùng lo ngại.
Người Việt rất ưa chuộng thịt chế biến nhưng ngành này vẫn chưa phát triển mạnh tại Việt Nam. |
Năm 2015, các sản phẩm chế biến từ thịt xuất khẩu từ Italy sang Việt Nam đạt 24 triệu Euro, tăng 10% so với cùng kỳ năm ngoái. Đã có nhiều doanh nghiệp Việt nhập thịt chế biến từ Italy về thái nhỏ, đóng gói và rất được người tiêu dùng ưa chuộng. Sau thịt chế biến, quốc gia này đang nỗ lực đưa thịt bò (dạng tươi và đông lạnh) sang Việt Nam.
Nghiên cứu của Hội đồng Nông nghiệp và lương thực Đan Mạch cho thấy, người Việt Nam rất thích ăn thịt heo (chiếm hơn 60% trong cơ cấu tiêu thụ thịt). Ở những thời điểm Việt Nam cung cấp không đủ, đặc biệt là thịt sạch và đây là cơ hội lớn cho các doanh nghiệp nước ngoài.
Tuy nhu cầu thịt chế biến lớn nhưng các doanh nghiệp Việt hoạt động trong lĩnh vực này không nhiều. Vì vậy, mảnh đất này mở ra nhiều cơ hội cho doanh nghiệp chế biến thịt trong nước. Báo cáo thường niên của Tập đoàn Masan cho thấy, thịt chế biến hiện mới chỉ chiếm 1% sức tiêu thụ thịt ở Việt Nam, so với mức khoảng 14% ở Trung Quốc. Đây là một ngành hàng mới nhưng nhiều tiềm năng của Masan.
Năm 2017 đánh dấu bước chuyển mình mạnh mẽ của ngành thịt chế biến tập đoàn này với doanh thu tăng gấp 6 lần so với 2016.
Các số liệu ấn tượng của Masan trong 3 tháng đầu năm. |
Lãnh đạo Masan cũng cho biết, năm 2018 công ty ước đạt doanh thu thuần vào khoảng 45.000-47.000 tỷ đồng, tăng hơn 20% so với năm 2017. Trong đó, lợi nhuận thuần mang về cho cổ đông dự tính cũng đạt 3.400-4.000 tỷ, tăng 10-30%.
Sau 3 tháng đầu năm nay, Masan đã thu về tổng cộng 8.274 tỷ đồng doanh thu thuần và lợi nhuận thuần phân bổ cho cổ đông tăng 3,4 lần đạt 816 tỷ so với cùng kỳ năm trước. Biên lợi nhuận thuần cũng ghi nhận mức tăng từ mức 2,8% lên 9,8%. Trong cơ cấu doanh thu của Masan, đơn vị có tăng trưởng mạnh nhất là Masan Consumer thuộc ngành hàng tiêu dùng khi doanh thu thuần công ty tăng hơn 78%, đạt 3.586 tỷ đồng.
Những “bước tiến công” thị trường
Bối cảnh thị trường cho thấy thịt chế biến sẽ tăng trưởng mạnh trong khi ngành chế biến thịt vẫn là mảnh đất màu mỡ. Với thành công bước đâu trong ngành này, Tập đoàn Masan tiếp tục chuẩn bị cho mình nền tảng với tham vọng lớn trong việc tạo nên bước chuyển mình cho ngành thịt chế biến.
Một trong những viên gạch đầu tiên góp phần vào nền móng vững chắc ấy là khởi công xây dựng tổ hợp chế biến thịt 10 ha tại Hà Nam. Tổ hợp dự kiến có công suất chế biến khoảng 1,4 triệu con heo/năm, tương đương 140.000 tấn/năm. Dự án có mức tổng đầu tư hơn 1.000 tỷ đồng.
Liên tiếp mở tổ hợp chế biến và hợp tác công ty xúc xích Hàn thể hiện tham vọng của Masan. |
Mô hình nhà máy được chuyển giao công nghệ từ Đan Mạch, các thiết bị, dụng cụ, vật liệu tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm trong quá trình sản xuất đều tuân thủ tiêu chuẩn nghiêm ngặt của Cơ quan Quản lý Thực phẩm và thuốc Mỹ (FDA).
Quy trình này sẽ đưa ra thị trường sản phẩm thịt mát (fresh chilled meat) chưa có mặt tại Việt Nam. Thịt heo mát được lưu trữ và phân phối trong hệ thống kho và vận chuyển lạnh từ 0 độ C đến âm 4 độ C trong suốt thời hạn sử dụng.
Hiện MNS đang sở hữu trại chăn nuôi heo công nghệ cao tại Nghệ An với tổng đàn 250.000 heo thịt/năm cùng với hệ thống nhà máy cung cấp thức ăn gia súc chất lượng cao với thương hiệu mạnh “Bio-zeem”.
Mới đây, Masan lại có bước tiến dài khi Masan Consumer công bố Công ty Cổ phần Thực phẩm Dinh Dưỡng Sài Gòn (SNF) ký hợp tác chiến lược với Công ty Jinju Ham - đơn vị sản xuất thịt chế biến có thương hiệu hàng đầu tại Hàn Quốc. Ngoài ra, công ty Hàn cũng đã mua 25% cổ phần của SNF thông qua đợt chào bán cổ phiếu sơ cấp và SNF sẽ được đổi tên thành Masan Jinju.
“Thị trường thịt chế biến của Việt Nam có những yếu tố giống như Hàn Quốc và Trung Quốc cách đây 20 năm. Ngành hàng này vẫn còn đang rất sơ khai, và chiếm dưới 1% mức tiêu thụ thịt của toàn thị trường.
Chúng tôi tin rằng sự cộng hưởng của hai nền tảng hàng đầu sẽ tạo điều kiện cho Masan-Jinju thúc đẩy tỷ lệ tiêu thụ thịt chế biến lên 20%-50% trong dài hạn, bằng với Trung Quốc và Hàn Quốc hiện tại. Nhiệm vụ của chúng tôi là sẽ đi đầu và dẫn dắt sự chuyển đổi này, đồng thời tạo dựng vị thế đứng đầu thị trường trong vòng 5 năm tới”, ông Park Jungjin - Tổng giám đốc Jinju Ham, nhận định.
Thịt Heo cao bồi được Masan tung ra thị trường. |
Vừa qua nhãn hiệu Heo cao bồi đã tung sản phẩm chủ lực Thịt viên 3 phút, bước đầu thâm nhập vào bữa ăn chính trong các hộ gia đình. Điểm khác biệt ở sản phẩm này nằm ở “Túi hầm chịu nhiệt” giúp mùi vị tươi ngon, dinh dưỡng từ thịt được giữ tối đa. Đồng thời, công nghệ này cũng có tác dụng tiệt trùng nên giữ được ở nhiệt độ thường trong thời gian 6 tháng, không có chất bảo quản.
Thịt viên 3 phút được kỳ vọng sẽ trở thành “xu hướng tiêu dùng mới” trong bữa ăn chính của các gia đình Việt Nam vì tính tiện lợi, an toàn vệ sinh và hương vị tươi ngon khác biệt. Ngoài ra, xúc xích sốt lắc vẫn là biểu tượng của “xu hướng tiêu dùng mới” trong ngành hàng xúc xích, được trẻ em cả nước yêu mến.
Với những động thái này, Masan càng khẳng định tham vọng mà ông Nguyễn Đăng Quang - Chủ tịch Tập đoàn Masan từng chia sẻ: “Chúng tôi không chấp nhận vị trí người theo sau, mà luôn đặt mục tiêu giành vị trí dẫn đầu, dẫn dắt thị trường”.