"#USSPACECOM có thể xác nhận rocket Long March 5B #CZ5B đã quay trở lại khí quyển ở khu vực trung nam Thái Bình Dương vào lúc 10h01, theo giờ GMT, ngày 4/11", theo dòng tweet của Bộ Tư lệnh Không gian Mỹ, New York Times đưa tin.
Mảnh vỡ được đề cập là phần lõi của tên lửa đẩy Trường Chinh 5B.
Tên lửa này mang theo module phòng thí nghiệm Mộng Thiên đã được phóng lên vũ trụ từ bãi phóng Văn Xương, trên bờ biển đảo Hải Nam, miền Nam Trung Quốc hôm 31/10.
Mảnh vỡ tên lửa đẩy Trường Chinh 5B không phải là vật thể duy nhất và cũng không phải vật lớn nhất do con người tạo ra rơi từ không gian. Các mảnh vỡ của tàu vũ trụ từ một số quốc gia khác, bao gồm cả Mỹ, cũng đã rơi trở lại Trái Đất trong thời gian gần đây, bao gồm mảnh vỡ tàu SpaceX rơi tại trang trại cừu ở Australia vào tháng 8.
Theo BBC, trước lo ngại mảnh vỡ từ tên lửa Trường Chinh 5B có thể ảnh hưởng hoạt động hàng không dân sự, giới chức Tây Ban Nha đóng cửa một số sân bay tại nước này.
Tây Ban Nha là một trong những khu vực được dự báo mảnh vỡ tên lửa có thể sẽ rơi xuống.
Tên lửa Trường Chinh 5B bao gồm một bộ phận đẩy trung tâm và 4 bộ phận phụ nhỏ hơn.
Giai đoạn đầu của tên lửa, phần đẩy - thường là phần lớn nhất và mạnh nhất - và ít có khả năng bị cháy hoàn toàn. Các kỹ sư đã cố gắng lập trình để các mảnh vụn của tên lửa rơi xuống đại dương một cách vô hại.
Tuy nhiên, các động cơ tăng áp của tên lửa tăng cường Trường Chinh 5B không thể khởi động lại sau khi chúng đã dừng lại, khiến động cơ tăng áp khổng lồ chuyển động theo hình xoắn ốc quanh Trái Đất trước khi hạ cánh ở một vị trí không thể đoán trước.
Hai trong số ba vụ phóng Trường Chinh 5B trước đó đã kết thúc với việc những mảnh vỡ lớn bằng kim loại rơi xuống gần các khu vực đông dân cư. Mặc dù không có ai bị thương, khoảng cách rơi khá gần.
Trong lần phóng tên lửa đầu tiên, vào năm 2020, một số mảnh vỡ đã rơi xuống một ngôi làng ở Bờ Biển Ngà.
Sau lần phóng thứ ba, vào tháng 7, tầng lõi nặng 22,5 tấn của tên lửa đã rơi mất kiểm soát ở một số nơi tại Đông Nam Á.
"Mảnh vỡ lớn rơi xuống Kalimantan, Indonesia và Sarawak, Malaysia (cả hai đều nằm trên đảo Borneo). Không có báo cáo nào về tai nạn hoặc thiệt hại về tài sản", Space dẫn lời chuyên gia Jonathan McDowell, nhà thiên văn học thuộc Trung tâm Vật lý Thiên văn Harvard-Smithsonian (Mỹ).
Quốc gia thăng trầm: Lý giải vận mệnh của các nền kinh tế
“Quốc gia thăng trầm: Lý giải vận mệnh của các nền kinh tế” được NXB Thế giới cho ra mắt vào năm 2018. Tác phẩm làm rõ sự phát triển và đi xuống của nền kinh tế thế giới từ cuối thập niên 1990 đến đầu những năm 2000. Cuốn sách vạch ra 10 quy luật để nhận diện về chu kỳ kinh tế dẫn đến vận mệnh tăng trưởng hay suy thoái của một quốc gia.