Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Mang theo từng cái chén, món đồ trang trí khi chuyển từ Nhật về TP.HCM

Dành nhiều tình cảm cho căn bếp ở Nhật Bản, Thanh Trúc và chồng đem theo phần lớn vật dụng, cố gắng tái hiện nó khi trở về Việt Nam sinh sống.

cai tao bep anh 1

Hứa Đặng Thanh Trúc (35 tuổi) sinh ra và lớn lên tại TP.HCM. Sau khi kết hôn với ông xã người Nhật Bản, cô sang xứ anh đào định cư từ năm 2017. Đến tháng 8/2022, khi chồng chuyển công tác, cặp đôi lại trở về Việt Nam sinh sống.

cai tao bep anh 2

Khi đó, một trong những điều khiến bà nội trợ tiếc nuối nhất là căn bếp đã gắn bó gần 6 năm. Vì vậy khi chuyển nhà, tuy thời điểm nhận thông báo chuyển công tác cho đến lúc dời đi chỉ hơn một tháng, vợ chồng Trúc cố gắng đóng gói hầu hết thứ mang đi, để bếp mới giống căn cũ nhất có thể. "Chúng là những kỷ niệm chúng tôi có với nhau trong ngôi nhà thuê đầu tiên", cô chia sẻ.

cai tao bep anh 3

Ngoài những món đồ nội thất cồng kềnh như giường, máy giặt, tủ lạnh, sô pha và các loại cây cảnh không thể mang đi, vợ chồng Trúc được công ty hỗ trợ chuyển về nước phần lớn vật dụng còn lại, trong định mức chi phí được đưa ra.

cai tao bep anh 4

"Chồng tôi hay nói rằng 'tiền không mua được ký ức' nên những món đồ như chai thuỷ tinh, lọ gia vị muối mắm dùng dang dở, anh cùng tôi gói ghém mang theo. Kể cả chén dĩa, tôi cũng cố gắng đem hết về Việt Nam không sót cái nào", Trúc kể. Trước đó, cả hai đã cùng nhau chọn mua từng món đồ nên tất cả đều gắn với kỷ niệm.

cai tao bep anh 5

Cách sắp xếp trong các ngăn tủ của căn bếp cũ được Trúc áp dụng cho gian bếp mới. Cũng nhờ kỳ công đem phần lớn đồ dùng về, hai vợ chồng không tốn nhiều chi phí cho việc mua sắm lại vật dụng trong bếp.

cai tao bep anh 6

Vì bếp cũ diện tích hạn chế, Trúc đóng thêm kệ và lắp đặt nhiều giá treo tường để tận dụng tối đa không gian.

cai tao bep anh 7

Để đồ dùng hợp ý, vừa vặn với không gian cần đặt, Thanh Trúc còn tự đóng một số kệ gỗ hay may các tấm lót, bọc đồ trong nhà. Với bà nội trợ, đây là cách tiết kiệm chi phí, thời gian lau chùi và góp phần khiến không gian trong nhà đậm dấu ấn riêng. "Trừ việc bếp mới rộng hơn thì nó giống với bếp cũ gần 90%. Nhờ vậy tôi không còn cảm giác lạ lẫm trong ngôi nhà mới, mà ngược lại ấm áp thân quen như những ngày trong ngôi nhà thuê đầu tiên của hai vợ chồng", cô chia sẻ.

Sách chữa lành tại Việt Nam

Chia sẻ với Zing, đại diện FirstNews Trí Việt cho biết điểm chung của độc giả dòng sách chữa lành là người đã và đang chịu sự tổn thương mà không thể thoát ra được, hoặc không thể nói cùng ai. Lúc này, họ chọn sách chữa lành để vượt qua và phát triển bản thân. Còn đại diện truyền thông Huy Hoàng Books nhận định trước đây, độc giả thích đọc sách cuốn hút, kịch tính hoặc truyền tải thông điệp vĩ mô như nhân sinh, sắc tộc, thì giờ đây, những cuốn sách nhẹ nhàng, chữa lành tâm hồn dần có chỗ đứng riêng.

Con trai rời phố về quê, lần đầu 'thật sự' ở gần cha mẹ

Trở về quê sinh sống sau một thập kỷ vùi đầu vào công việc, Duy Tài lần đầu thật sự nấu cho cha mẹ một bữa ăn.

Mai An

Ảnh: NVCC

Bạn có thể quan tâm