Trang mạng này cho rằng, tàu ngầm tự thiết kế mới của công ty cơ khí Việt Nam là tín hiệu đáng mừng cho nền công nghiệp quốc phòng Việt. Sự tham gia phát triển của các công ty tư nhân sẽ góp phần làm đa dạng hóa sản phẩm cũng như nâng cao chất lượng cho các sản phẩm quốc phòng.
Trang mạng Nga rất quan tâm đến thông tin về tàu ngầm tự chế Trường Sa-1 của Việt Nam. |
Về phần thông số kỹ thuật được giới thiệu của tàu ngầm Trường Sa-1, trang mạng này đã có những phân tích và nhận định khá thú vị. Theo đó, tàu ngầm Trường Sa-1 được chế tạo từ thép có độ dày từ 10-15 mm.
Đặc biệt trang mạng này tỏ ra rất quan tâm đến thông tin tàu ngầm Trường Sa-1 được trang bị động cơ đẩy không khí độc lập AIP do Việt Nam tự chế tạo. Livejournal nhận định, với 2 động cơ diesel công suất 90 mã lực được trang bị, các nhà thiết kế Việt Nam đang cố gắng sử dụng khái niệm công nghệ động cơ diesel chu trình khép kín từng được sử dụng trên tàu ngầm dự án 615 của Liên Xô.
Tức là không khí cung cấp cho động cơ hoạt động được tái sinh lại từ khí thải của động cơ thông qua một bộ lọc không khí kết hợp với một máy tái tạo oxy, lượng khí carbon dioxide dư thừa sẽ được thải ra biển. Tuy nhiên, bài viết trên mạng này không rõ việc thu hồi khí thải và lưu trữ oxy được tạo ra như thế nào.
Mặc khác, công nghệ động cơ diesel chu trình khép kín trước đây của Liên Xô đã không thành công do vấn đề lưu trữ oxy lỏng để tái tạo không khí cho động cơ nên trang mạng này cũng có chút hoài nghi về sự thành công của công nghệ này tại Việt Nam.
Mạng Nga nhận định, tàu ngầm Trường Sa-1 sử dụng động cơ diesel chu trình khép kín trước đây được sử dụng trên tàu ngầm đề án 615 của Liên Xô. |
Cuối cùng trang mạng này nhận định, tàu ngầm Trường Sa-1 là một dự án có tính khả thi cao, tuy có thể còn nhiều hạn chế nhưng đó là tiền đề quan trọng cho những sản phẩm chất lượng cao hơn và hoàn thiện hơn về sau của Việt Nam.