Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Man United đã hết lạc lối

Những ngày CĐV MU nhìn đội nhà thất bại trên sân cỏ và thở dài theo dõi các thông tin lật tẩy thâm cung bí sử trong phòng thay đồ giờ đã chuyện của ngày hôm qua.

Bruno Fernandes đang là một trong những cầu thủ chơi hay nhất của MU mùa này. Ảnh: Reuters.

Cách đây đúng 1 năm, Manchester United hòa 1-1 trước Atletico Madrid tại Champions League.

Nếu ai không nhớ thì cũng chỉ hơn hai tuần sau, Atletico đã loại Quỷ đỏ khỏi đấu trường danh giá nhất lục địa già, đẩy đội bóng áo đỏ vào một cuộc khủng hoảng không lối ra: khủng hoảng thượng tầng, khủng hoảng lối chơi, khủng hoảng thành tích, và khiến cho tất cả các CĐV của họ phải tự vấn rằng vì sao mình vẫn còn ở đây và vẫn phải “thưởng thức” những màn trình diễn bế tắc của đội bóng này thêm nữa…

Nếu có cỗ máy thời gian và hiện diện ở Old Trafford 365 ngày kể từ dấu mốc trận đấu đáng thất vọng kia, chắc hẳn các CĐV của Man United sẽ không thể tin vào mắt mình. Vẫn đó là trục dọc Fred, Jadon Sancho, Bruno Fernandes và Raphael Varane ở trên sân, nhưng lối đá của Quỷ đỏ đã trở nên biến hóa và xuất sắc trước một đối thủ cũng đến từ Tây Ban Nha, nhưng ở vào một đẳng cấp cao hơn.

Cũng vẫn là một ý đồ mong muốn chuyển đổi nhanh trạng thái, nhưng bóng trong chân của các cầu thủ này đã tạo ra vô vàn cơ hội so với chất lượng thiếu tiêu chuẩn của một năm về trước.

Bất chấp việc bị dẫn trước hai lần trong cả hai lượt đấu, United vẫn tìm được đường quay trở lại trận đấu bằng một tư duy rất sắc sảo và một tâm lý có thừa hưng phấn nhưng cũng rất lạnh lùng.

MU đã không đánh bại đối thủ bằng sự chất lượng nơi cá nhân từng cầu thủ, mà họ vượt qua đối thủ bằng cách vượt qua chính bản thân mình, những cầu thủ bị liệt vào dạng “hạng hai, tốn bóng”.

ten hag anh 1

MU tiếp tục thắng đại chiến trong mùa giải này. Ảnh: Reuters.

Lạc lối

Hãy ngưng sự tận hưởng lại và so sánh một chút, để thấy quãng đường mà Erik ten Hag đã đi thực sự dài như thế nào. Nói không quá, quãng đường đó còn dài hơn cả quãng đường mà cả 8 đời HLV trước đó (tính cả tạm quyền) đã đi qua.

Một năm trước, tại Old Trafford, họ có một phòng thay đồ thực sự thảm họa. Khủng hoảng quyền lực phòng thay đồ xuất hiện khi họ có một đội trưởng yếu đuối và không đủ chuyên môn để dẫn dắt các đồng đội.

Đội hình một của MU lúc đó có sự xuất hiện của Jesse Lingard, của Paul Pogba, những cầu thủ mà không dành lấy một nửa giây đắn đo để lên podcast nói xấu CLB, nói xấu các cựu HLV, và luôn đóng vai nạn nhân để tuồn tin tức nội bộ ra bên ngoài.

Họ gây áp lực với ban lãnh đạo để ký hợp đồng mới, để được tăng lương, để được hưởng thụ mà chỉ cần những đóng góp tối thiểu trên sân bóng. Không đam mê, không trách nhiệm. Tất cả chỉ là việc phải làm để có tiền mà vẫn theo đuổi một cuộc sống cá nhân bê bối, trác táng.

Họ có Cristiano Ronaldo luôn làm hết mình trên sân cỏ, nhưng thực sự khó lường ở ngoài. Một cầu thủ huyền thoại lẽ ra cần gánh vác mọi trách nhiệm của CLB trên vai, nhưng lại cực kỳ đòi hỏi và tham vọng.

Ronaldo đã thách thức quyền lực của BLĐ, HLV trưởng và cả các đồng đội trong suốt nửa sau của mùa giải, và thực sự đi đến quyết định mà như chúng ta đã biết vào tháng 11 năm ngoái.

Khủng hoảng thành tích tiếp tục kéo dài, khi mà CLB không có lấy bất cứ một mục tiêu nào để phấn đấu khi thậm chí mùa giải còn chưa kịp đi hết hai phần ba quãng đường.

Sự sa sút nhanh chóng của các trụ cột, phong độ yếu kém của các cầu thủ hàng đầu kết hợp với năng lực thường thường bậc trung của vị HLV tạm quyền tiếp tục khiến cho Man United đau đầu tìm lời giải đối với bài toán danh hiệu. MU không biết làm thế nào để đi sâu vào các giải đấu cúp, và cũng chẳng biết làm sao để tránh các bàn thua khi gặp những đội bóng lớn ở giải quốc nội.

Cứ thế, đoàn quân của Ole Gunnar Solskjaer và của cả Ralf Rangnick liên tục gặp hết thất bại này đến thất bại khác, để rồi trắng tay trên mọi mặt trận và kết thúc chung cuộc mùa giải ở một vị trí dự Europa League, chính thức thất bại trong tất cả các mục tiêu mà trước giải họ đề ra.

Ở thượng tầng, MU đã phải thay đổi cấu trúc lãnh đạo dẫn đến sự ra đi của phó chủ tịch Ed Woodward và sự thành lập của một loạt vị trí chuyên môn.

Các cựu cầu thủ, cựu giám đốc học viện thay nhau ngồi vào những chiếc ghế mới được bổ nhiệm và tạo thành một cấu trúc hỗn loạn. Nhân sự cao cấp thì quá nhiều, nhưng không ai thực sự phải chịu trách nhiệm cho mọi thứ.

Richard Arnold ngồi vào vị trí mà Woodward bỏ lại, và bắt đầu công cuộc cải tổ một phần của mình trước khi tìm kiếm và liên hệ thành công HLV Ten Hag.

ten hag anh 2

Raphael Varane là một trong những nhân tố giúp MU tạo ra bước ngoặt. Ảnh: Reuters.

Khởi sắc

Sự khởi sắc đầu tiên mà người ta có thể nhận ra, đó là việc HLV Ten Hag đã yêu cầu ban lãnh đạo ngay lập tức phải chấm dứt làm việc với HLV Rangnick, người được đưa về để trở thành “cố vấn chuyên môn” sau khoảng thời gian tạm quyền cỡ nửa năm.

Với sự dứt khoát này, Ten Hag không chỉ cho thấy ông không muốn quyền lực bị phân tán để không ai phải chịu trách nhiệm cho các quyết định quan trọng, mà còn vô tình để lộ cách Man Utd xây dựng lại cán cân quyền lực ở các vị trí trọng yếu.

Ten Hag - không chỉ là một HLV trên sân cỏ bình thường - giờ đây, ông trở thành nhà quản lý bóng đá chuyên nghiệp, định hình lối chơi, chuyên môn của từng cầu thủ, sắp xếp hệ thống tư duy của lò đào tạo trẻ, và trên tất cả, sẽ là người nhận toàn bộ trách nhiệm cho mọi quyết định ông đưa ra.

Sau khi ổn định thượng tầng, Man United đã bắt đầu xử lý cừu đen bằng những biện pháp triệt để. Những cuộc điều tra nội bộ, những buổi điều trần với từng cầu thủ được đưa ra. Và cuối cùng, những cầu thủ bị xác định là nguyên nhân của những mâu thuẫn, mất đoàn kết trong tập thể, chuyên tuồn tin nội bộ ra ngoài đã buộc phải rời khỏi CLB.

Lingard, Pogba bị tống ra đường. Eric Bailly, Dean Henderson và Alex Telles đều phải ra đi dưới dạng cho mượn vì than phiền về thời lượng thi đấu. Harry Maguire, sau một thời gian dài trở thành đề tài ưa thích của cộng đồng mạng về những màn trình diễn thảm họa, đã phải thường xuyên làm bạn với băng ghế dự bị dù vẫn là một nhân tố chủ chốt trong đội hình của đội tuyển Anh dự World Cup 2022.

Đặc biệt với trường hợp của Cristiano Ronaldo, không phải ai cũng đứng về phía Ten Hag khi chứng kiến ông để cầu thủ này chấp nhận cảnh dự bị chiến lược, nhưng chắc chắn ai cũng thán phục cách ông xử lý vấn đề này một cách khéo léo.

Ronaldo đã ra đi, giải phóng quỹ lương khổng lồ cho một cầu thủ có ít đóng góp vào lối chơi và thành tích chung, nhưng lại gây ra nhiều bất ổn bên ngoài sân cỏ bằng những màn “tạo drama” kiểu bỏ về giữa trận đấu hay vùng vằng khi bị thay ra, và công khai chỉ trích đội nhà trên các phương tiện truyền thông đại chúng.

Khủng hoảng thượng tầng, nhân sự và thành tích cũng đã được Man Utd xử lý một phần, khi họ bắt đầu nhìn thấu vấn đề của chính mình: khủng hoảng về bản sắc.

Từ chỗ là một CLB thành công thông qua sự cân bằng giữa thành tích và thương mại, Quỷ đỏ đã trở thành một CLB thương mại thuần túy với cách làm bóng đá kiểu Mỹ, xem nhẹ yếu tố chuyên môn và thành tích.

Những bản hợp đồng mang nặng tính thương mại như kiểu của Ronaldo đã chấm dứt kể từ khi Ten Hag tiếp quản. Và bây giờ, sau gần 20 năm điều hành CLB, nhà Glazer đã tuyên bố để lại tương lai phía trước cho người chủ mới, chấm dứt luôn lối điều hành kiểu bóng bầu dục Mỹ ở MU.

ten hag anh 3

Erik ten Hag là kiến trúc sư trong công cuộc đổi mới của MU. Ảnh: Reuters.

Rực rỡ

Phần lớn các nhà chuyên môn đều nhận định rằng khả năng đọc trận đấu quá nhanh của HLV người Hà Lan đã đóng vai trò lớn nhất trong chiến thắng ngược dòng của MU trước Barca, khi lực lượng của hai bên không quá chênh nhau về mặt chất lượng (khác xa so với những trận đấu trước khi United bất lực trong việc tìm cách kiềm tỏa Lionel Messi).

Không chỉ nhanh nhạy trong việc kiềm tỏa các vị trí tấn công chủ lực của đội bạn, HLV này còn “thừa thắng xông lên” với quyết định đẩy tất cả các hậu vệ biên của mình dâng lên tận 1/3 cuối sân của đối thủ để tạo ra thế trận quá tải, khiến khoảng trống và tùy chọn chuyền bóng của các cầu thủ đội nhà tăng lên.

Hàng tiền vệ với những cái tên chất lượng của United đã không làm các CĐV thất vọng, và chính họ lãnh xướng nhiệm vụ đầu ra cho hai bàn thắng của United.

Cuối trận, khi các cầu thủ vẫn còn ăn mừng trận thắng, Ten Hag đã tiết lộ cách mà ông đã lật ngược thế cờ giữa giờ nghỉ dù đội nhà đang bị dẫn: “Tôi đã nói với các học trò rằng họ phải có niềm tin.”

Niềm tin đã giúp cho các cầu thủ tiếp tục tấn công và tận dụng mọi khoảng trống mà họ có. Và đó cũng chính là lời khuyên của HLV người Hà Lan này cho các CĐV của họ. Đừng cả nghĩ về những vấn đề mà chúng ta đang gặp phải. Hãy có niềm tin và bắt tay vào làm ngay ý tưởng duy nhất mà chúng ta đang có trong đầu. Mọi chuyện, rồi sẽ đi đúng hướng.

Biếm họa Man United bắt nạt Barca Trong đoạn phim hoạt hình ngắn vừa đăng tải của Bleacher Report, nỗ lực của Xavi và các học trò bị Casemiro bên phía MU phá hỏng một cách không thương tiếc.

Những cuốn sách đáng đọc về Ngoại hạng Anh

Mục Thể thao xin giới thiệu tủ sách về Ngoại hạng Anh, cung cấp cho độc giả thông tin về những biểu tượng của giải đấu, các chức vô địch, và những khoảnh khắc đáng nhớ của giải đấu hấp dẫn nhất thế giới.

Vũ khí đặc biệt giúp MU bay cao trên 4 đấu trường

Bàn ấn định chiến thắng 2-1 cho MU trước Barcelona của Antony một lần nữa cho thấy sự khác biệt từ băng ghế dự bị của MU ở mùa giải này.

Cổ động viên hết lời khen pha cản phá của Casemiro

Hai pha cản phá xuất thần của tuyển thủ Brazil giúp MU thoát bàn thua trong hiệp một trận thắng Barca 2-1 ở lượt về play-off knock-out Europa League rạng sáng 24/2.

Scholes: 'MU còn nguyên cơ hội ăn 4 đấy'

Huyền thoại MU tin rằng đội bóng của anh có thể hướng tới cú "ăn bốn" tại Premier League, Europa League, FA Cup và Carabao Cup sau trận thắng Barca rạng sáng 24/2.

Het roi, Kolo Muani hinh anh

Hết rồi, Kolo Muani

0

Randal Kolo Muani đứng trước nguy cơ rời PSG ngay trong kỳ chuyển nhượng tháng 1, sau khi HLV Luis Enrique không điền tên anh vào danh sách thi đấu ở trận gặp Lyon tại vòng 15 Ligue 1.

Thái Vũ

Bạn có thể quan tâm