Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Malaysia phong toả, 1 triệu lao động Indonesia lo thiếu thức ăn

Khoảng 1 triệu lao động nhập cư người Indonesia đang lâm vào cảnh túng quẫn khi chính quyền Malaysia ban hành lệnh phong toả một phần đất nước để hạn chế dịch Covid-19 lây lan.

Theo South China Morning Post, Nahdlatul Ulama, tổ chức Hồi giáo lớn nhất ở Indonesia ước tính khoảng 1 triệu người lao động nước này đang làm việc ở Malaysia đang lâm vào cảnh thiếu hụt thức ăn, trong bối cảnh chính quyền ở Kuala Lumpur ban hành lệnh phong toả từng phần đất nước để hạn chế sự lây lan của dịch Covid-19.

Anh Agung, 30 tuổi, là một trong số những người như vậy. Anh đang sống chỉ dựa vào trứng gà và mì tôm trong một túp lều được dựng lên ở công trường nơi anh đang làm việc, vốn đã ngừng hoạt động kể từ khi lệnh phong toả có hiệu lực.

Từng kiếm được 2.000 ringgit (460 USD) mỗi tháng từ công việc chân tay, anh Agung đã không còn được trả tiền lương kể từ ngày 18/3, khi hầu hết nơi làm việc đóng cửa.

1 trieu lao dong Indonesia o Malaysia thieu an anh 1

Nhóm lao động người Indonesia được sàng lọc sức khoẻ sau khi trở về từ Malaysia một cách trái phép. Ảnh: Jakarta Post.

Anh cho biết nguồn thực phẩm của mình đến từ một tổ chức từ thiện và sẽ giúp anh sống sót trong vòng 4-5 ngày tới.

"Sau đó thì tôi không biết phải làm gì đâu", anh Agung nói và cho biết mình rất lo lắng về gia đình, bao gồm người vợ, đứa con 1 tuổi và cha mẹ già đang sống ở một ngôi làng gần Medan, tỉnh Bắc Sumatra. Anh là lao động chính của gia đình.

"Tôi đã không thể gửi đồng nào cho họ trong vòng 2 tháng qua. Giờ thì họ vẫn có thức ăn, nhưng tôi không biết họ sẽ trụ được bao lâu", anh Agung chia sẻ.

Anh Agung là một trong số 2,5 triệu lao động có thu nhập thấp người Indonesia đang làm việc ở Malaysia, hầu hết họ là người Hồi giáo. Họ đang phải vật lộn với khó khăn kép khi không có việc làm vào thời điểm mà tháng ăn chay Ramadan sắp diễn ra.

Họ cũng không được phép trở về nhà vào cuối tháng 5 để tham dự lễ Eid ul-Fitr - với tên gọi trong tiếng Indonesia là Hari Raya Puasa - nhân dịp kết thúc tháng lễ Ramadan.

Nguyên nhân là hôm 21/4, Tổng thống Indonesia Joko Widodo đã cấm tổ chức ngày lễ này - thời điểm mà hàng chục triệu tín đồ Hồi giáo ở đất nước sẽ trở về nhà mình từ các thành phố cũng như từ nước ngoài. Động thái này là để ngăn chặn sự lây lan của virus corona ở quốc gia 270 triệu dân.

Trước đó, chính phủ cũng khuyến cáo các lao động nước ngoài nên ở lại nơi mà họ mà đang làm việc, thay vì trở về nước.

Tính đến ngày 23/4, Indonesia ghi nhận 7.775 ca nhiễm virus corona và 647 trường hợp tử vong, là nước có nhiều ca tử vong nhất ở châu Á nếu không tính Trung Quốc.

Nahdlatul Ulama ước tính có khoảng 700.000 lao động hợp pháp và tới 1,5 triệu lao động không có giấy tờ người Indonesia đang làm việc ở Malaysia trong các ngành xây dựng, dịch vụ, lau dọn và phần lớn trong số họ bị cho nghỉ không lương kể từ khi chính phủ Malaysia ban hành lệnh phong toả. Thời gian đóng cửa sẽ kết thúc vào thứ 3 tuần tới, nhưng có thể được kéo dài thêm.

Nghiên cứu của Mỹ tố đập TQ giữ lại nước sông Mekong trong mùa hạn Hệ thống đập nước của Trung Quốc ở thượng nguồn sông Mekong đã gây ra tình trạng hạn hán kỷ lục ở hạ lưu vào năm ngoái, nhưng Bắc Kinh đổ lỗi cho lượng mưa thấp.

Nghề đào mộ ở Indonesia không có thời gian thở vì quá nhiều thi thể

Những người đào huyệt mộ tại nghĩa trang ở thủ đô Jakarta bận tới mức "không có thời gian thở" trong bối cảnh số người tử vong vì Covid-19 gia tăng nhanh chóng.

Dân Bali tức giận vì mình ngồi nhà chống dịch, du khách vẫn tiệc tùng

Bali là hòn đảo đặc biệt trong số 17.500 hòn đảo của Indonesia, với cộng đồng Hindu lớn, thời tiết như thiên đường. Nhưng lúc này, Bali còn đặc biệt vì có số ca nhiễm virus thấp.

Hương Hảo

Bạn có thể quan tâm