Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Malaysia khép lại SEA Games 29 với nhiều tai tiếng

SEA Games 29 chứng kiến thành công vượt trội của chủ nhà Malaysia về số huy chương vàng. Song, đằng sau đó xuất hiện nhiều câu chuyện xấu xí về công tác tổ chức.

Thống kê trong kỳ 10 kỳ SEA Games gần nhất, có tới 6 lần nước chủ nhà đứng đứng nhất toàn đoàn, trong đó bao gồm cả Việt Nam (2003) và Philippines (2005). Ngoài ra, Thái Lan khi đăng cai SEA Games vào các năm 2007 và 1995 cũng trở thành "ông vua" Đông Nam Á. 

Kỳ SEA Games 29 cũng không ngoại lệ truyền thống "chủ nhà là vua" (chỉ sự càn quét huy chương để có vị trí số 1), theo Bangkok Post. Kết thúc 2 tuần đại hội thể thao lớn nhất Đông Nam Á, Malaysia giành 145 huy chương vàng, bỏ xa quốc gia đứng thứ nhì Thái Lan với chỉ 72 HCV. 

Malaysia tiep tuc truyen thong xau xi 'chu nha la vua' tai SEA Games anh 1
Bảng tổng sắp huy chương các nước tại SEA Games 29.

Lúc này, các quan chức thể thao Thái Lan đang ngồi trên lửa, chịu nhiều sức ép từ dư luận khi thành tích đạt được kém xa mục tiêu giành 109 HCV. Sắp tới, một cuộc họp khẩn giữa Ủy ban Olympic quốc gia và những người đứng đầu các Liên đoàn sẽ diễn ra, mổ xẻ sự sa sút của nhiều bộ môn.

Quay lại với câu chuyện Malaysia bất chấp mọi chiêu trò để có huy chương, người Thái lên tiếng chỉ trích quốc gia này kịch liệt nhất. Trong bài viết hôm 31/8, báo Bangkok Post dẫn lời trưởng đoàn Thana Chaiprasit (Thái Lan) cho rằng SEA Games 29 là sự kiện thể thao "tồi tệ nhất lịch sử từ trước tới nay".

Ông Thana Chaiprasit thẳng thắn tuyên bố nhiều quốc gia khác cũng có chung quan điểm như vậy. Họ chỉ im lặng bởi mọi khiếu nại hay phàn nàn cũng đều vô giá trị. Đã là truyền thống, những quốc gia của chủ nhà SEA Games phần nhiều luôn trở thành nhà vô địch chung cuộc.

Malaysia tự khen SEA Games là giải đấu tuyệt vời

Với nhiều quan chức thể thao Thái Lan, SEA Games 29 xứng đáng tệ nhất trong lịch sử. Nhưng chủ nhà Malaysia lại không cho như thế. Họ tự hào vì những gì mình đã làm được.

Cũng theo Bangkok Post, SEA Games 29 chứng kiến rất nhiều "hình ảnh xấu xí" liên quan đến công tác tổ chức. Đó là vụ in sai quốc kỳ Indonesia, tài xế ăn cắp đồ của đội bóng đá nữ Myanmar. Chưa hết, trọng tài còn thiên vị trắng trợn nhiều VĐV chủ nhà ở các môn taekwondo, pencak silat, điền kinh...

"Đội bóng chuyền nữ Thái Lan không có phương tiện di chuyển khi hạ cánh đến sân bay. Rồi ở khách sạn, đồ ăn cũng thiếu thốn. Đó chưa kể thời gian sắp xếp lịch thi đấu của môn muay Thái rất phi lý", trang Malaysia-chronicle viết.

Trên các trang mạng xã hội, trào lưu tẩy chay SEA Games 29 với hashtag #ShameOnYouMalaysia (Thật xấu hổ cho Malaysia) xuất hiện tràn lan như một cách chỉ trích nước chủ nhà Malaysia.

Đây không phải lần đầu tiên chủ nhà bị chỉ trích vì công tác tổ chức SEA Games 29 kém cỏi. Từ trước khi lễ khai mạc diễn ra, HLV Spencer Prior của đội bóng đá nữ Thái Lan sớm biểu lộ sự ngao ngán về cách sắp xếp thời gian biểu tập luyện của người Malaysia với các đội tuyển.

Ông nói thẳng đội nhà đã bị loại từ trước khi bóng lăn. "Chưa bao giờ tôi thấy một kỳ đại hội thiếu tổ chức như thế này. Khi cả đội tới sân tập được Ban tổ chức xếp lịch, ở đó lại bất ngờ xuất hiện đội Việt Nam. Đây có lẽ do sơ suất. Nhưng khi chúng tôi được thông báo sân tập mới chỉ cách chỗ ở 3 km, thực tế lại chỉ ra xa hơn những 30 km", HLV Prior nói.

Nhật ký SEA Games: Malaysia bất chấp chiêu trò càn quét HCV

Nước chủ nhà SEA Games 29 đang vấp phải sự phản đối dữ dội của các quốc gia sau khi liên tục bị tố cáo chơi "trò bẩn" để giành huy chương vàng.


Malaysia tự khen SEA Games là giải đấu tuyệt vời

Với nhiều quan chức thể thao Thái Lan, SEA Games 29 xứng đáng tệ nhất trong lịch sử. Nhưng chủ nhà Malaysia lại không cho như thế. Họ tự hào vì những gì mình đã làm được.

Nguyên Trí

Bạn có thể quan tâm