Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Malaysia cảnh báo dừng xuất khẩu dầu cọ tới châu Âu

Giới chức Malaysia đề cập tới khả năng dừng xuất khẩu dầu cọ tới châu Âu, sau khi EU ra luật mới nhằm bảo vệ rừng và siết chặt việc nhập khẩu dầu cọ, Reuters đưa tin ngày 12/1.

Dầu cọ là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ chốt của Malaysia tới châu Âu. Ảnh: Reuters.

Theo quy định mới của EU, dầu cọ - cũng như các hàng hóa khác - sẽ bị cấm bán nếu liên quan tới hoạt động phá rừng. Các nhà nhập khẩu sẽ phải chứng minh sản phẩm của họ không gây phá hủy rừng.

Quy định này, vốn được đồng thuận vào tháng 12/2022, đã phải đối mặt với sự phản đối kịch liệt của Indonesia và Malaysia, hai nhà sản xuất dầu cọ hàng đầu thế giới.

Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Cây trồng và Hàng hóa Malaysia Fadillah Yusof tuyên bố nước này và Indonesia sẽ thảo luận về điều luật của EU.

“Nếu chúng tôi cần tập hợp các chuyên gia từ nước ngoài để đối phó với hành động của EU, chúng tôi sẽ làm vậy”, ông Fadillah nói với báo giới bên lề một hội nghị hôm 11/1. “Một lựa chọn khác với chúng tôi là ngừng xuất khẩu tới châu Âu và chỉ hướng đến các nước khác, nếu EU khiến chúng tôi gặp khó khăn trong xuất khẩu”.

Các nhà vận động môi trường cáo buộc ngành công nghiệp dầu cọ đang khiến hàng loạt khu rừng ở Đông Nam Á bị phá hủy, dù Indonesia và Malaysia đã yêu cầu mọi dự án trồng cọ phải được chứng nhận về tính bền vững.

Ông Fadillah cũng đề nghị các thành viên Hội đồng Các nước Sản xuất Dầu cọ (CPOPC) hợp tác chống lại quy định mới của EU, cũng như đối phó với “các luận cứ vô căn cứ” mà EU và Mỹ đưa ra về tính bền vững của dầu cọ.

Đáp trả ông Fadillah, Đại sứ EU tại Malaysia Michalis Rokas phủ nhận đạo luật ngăn cản Malaysia xuất khẩu dầu cọ.

“Luật áp dụng công bằng với hàng hóa sản xuất bởi mọi quốc gia, bao gồm cả các nước thành viên EU”, ông Rokas nói với Reuters.

Sách hay về Đông Nam Á

Để giúp độc giả hiểu thêm về Đông Nam Á, Zing giới thiệu ba cuốn sách của Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia về chủ đề này: “Cạnh tranh Trung - Ấn tại Đông Nam Á”, “Gắn kết và chủ động thích ứng: Tầm nhìn và triển vọng của ASEAN sau năm 2025” và “Đông Nam Á học - Một số vấn đề về ngôn ngữ và văn hóa”.

> Độc giả có thể xem thêm tại đây.

Malaysia điều tra cặp đôi leo lên nóc tòa nhà 118 tầng

Nhà chức trách Malaysia đã mở cuộc điều tra vụ việc hai người trèo lên nóc tòa nhà Merdeka, công trình kiến trúc cao thứ nhì thế giới.

Nhóm YouTuber bị bắt vì leo lên tòa nhà 118 tầng ở Malaysia

Sau khi đăng tải video leo lên đỉnh tòa nhà chọc trời Merdeka - công trình kiến trúc cao thứ 2 thế giới - nhóm YouTuber đã nhanh chóng bị bắt giữ và buộc tội.

Việt Hà

Bạn có thể quan tâm