Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Mã nguồn FIFA 21 bị hacker rao bán

Tin tặc đã đánh cắp nhiều dữ liệu của hãng game Electronic Arts (EA) rồi rao bán trên diễn đàn hacker.

Theo Vice, khoảng 780 GB dữ liệu của EA đã bị đánh cắp gồm mã nguồn các trò chơi như FIFA 21, bộ công cụ phát triển game Frostbite và một số phần mềm khác. Dữ liệu của người chơi không bị ảnh hưởng.

EA là một trong những công ty game lớn nhất thế giới, sản xuất hoặc phát hành nhiều tựa game nổi tiếng như Battlefield, Star Wars: Jedi Fallen Order, The Sims, Titanfall và loạt game bóng đá FIFA.

"Chúng tôi đang điều tra vụ tấn công gần đây vào hệ thống mạng khiến lượng lớn mã nguồn game và các công cụ liên quan bị đánh cắp", phát ngôn viên EA chia sẻ. Người này cũng cho biết dữ liệu người chơi không bị ảnh hưởng. Vụ việc đang được cơ quan pháp luật điều tra.

EA bi tan cong anh 1

Đợt tấn công mạng vào hãng game EA khiến mã nguồn game FIFA 21 bị đánh cắp. Ảnh: Getty Images.

Theo EA, vụ tấn công không phải do mã độc tống tiền (ransomware). Motherboard cho biết dữ liệu bị đánh cắp đã được hacker rao bán trên web.

Michael DeBolt, Phó chủ tịch Cấp cao về tình báo của Intel 471 cho biết hacker đang rao bán dữ liệu đánh cắp từ EA trên một diễn đàn tiếng Nga. Giá khởi điểm của bộ mã nguồn là 500.000 USD. Bài viết được đăng từ đầu tháng 5, chưa rõ có liên quan đến vụ tấn công này hay không.

Mã nguồn là một phần quan trọng của game hoặc phần mềm máy tính. Nếu có chuyên môn, những người nắm trong tay mã nguồn có thể dịch ngược để chỉnh sửa theo ý thích.

Ví dụ như Frostbite, phần mềm mà hacker tuyên bố có mã nguồn, là công cụ hỗ trợ phát triển nhiều dòng game như FIFA, Battlefield và một số tựa Star Wars của EA. Nếu có mã nguồn, kẻ xấu sẵn sàng sao chép, hoặc chỉnh sửa để hack trò chơi. Hiện EA chưa rõ nhóm tin tặc hay công ty nào đứng sau vụ tấn công.

Đây không phải lần đầu các công ty game bị đánh cắp dữ liệu. Tháng 11/2020, Capcom, hãng phát triển loạt game Street FighterResident Evil bị tấn công đòi tiền chuộc, để lộ thông tin hàng trăm nghìn người chơi.

Hồi tháng 2, hãng phát triển Cyberpunk 2077 và loạt game The Witcher, CD Projekt Red cũng bị tấn công ransomware khiến mã nguồn một số game bị đánh cắp. Dù tin tặc tuyên bố đã bán dữ liệu với giá hơn 7 triệu USD, chưa rõ giao dịch có diễn ra hay không.

Nhóm tin tặc lên tiếng sau vụ hack rúng động ngành năng lượng Mỹ

Vụ tấn công mạng vào đơn vị vận hành hệ thống dẫn nhiên liệu lớn nhất nước Mỹ có thể gây hậu quả nghiêm trọng, khiến các loại khí đốt như xăng tăng giá.

Microsoft phản ứng chậm chạp dẫn đến vụ hack nghiêm trọng

Dù đã được cảnh báo về các lỗ hổng máy chủ từ tháng 1 nhưng những phản ứng chậm chạp của Microsoft đã khiến hơn 60.000 cá nhân và tổ chức bị tin tặc tấn công.

Phúc Thịnh

Theo BBC

Bạn có thể quan tâm