Bức tranh Cô gái Thụy Điển khỏa thân (1920s). Ảnh: vintageads. |
Vào một buổi chiều khi tôi tình cờ đến thăm một triển lãm đặc biệt có tên là “Ham muốn và Thói trụy lạc”, được quảng cáo như một cuộc phơi bày “những sở thích riêng và những sự đồi trụy từ quá khứ đến hiện tại” của người Thụy Điển. Mặc dù tôi đến đó để ngắm các bức tranh cảnh biển Strindberg, tôi đã quyết định miễn cưỡng rằng tôi nên liếc nhanh qua chỉ một lần thôi để thăm dò mức độ tồi tệ trong tâm lý tình dục của những người chủ nhà mình. Để nghiên cứu thôi.
Triển lãm trải dài một cách tự do và chân thật xuyên suốt lịch sử của những bức tranh Thụy Điển dâm dục từ vài thế kỷ vừa qua. Có một bức tranh lớn, cao tầm 2,74 m của Julius Kronberg, tác phẩm rõ ràng đã gây náo động khi được công khai vào năm 1876, khắc họa hai người đàn ông liếc mắt đầy dâm đãng về phía một người phụ nữ khỏa thân với mái tóc màu gừng; có nhiều đoạn băng thủ dâm nghệ thuật đã được làm mờ; cả một bức tường đầy kín hình ảnh những người phụ nữ khỏa thân đang tự thỏa mãn; thêm nhiều bức ảnh về những người đàn ông bị làm mờ cánh tay và những hình ảnh tương tự.
Điều gì làm nên tất cả những thứ này? Người Thụy Điển nổi tiếng toàn cầu về sự tự do tình dục nhưng nhiều nhà phê bình, khách tham quan và thậm chí là bản thân người Thụy Điển đều nói rằng điều này không hề có lý; cái mà một số người coi là sự “nóng bỏng” Thụy Điển đến từ nhiều yếu tố, trong số đó không có gì liên quan đến việc họ đặt cơ quan sinh dục của mình vào đâu và mức độ thường xuyên của việc đó.
Đầu tiên, đã có một sự hợp pháp hóa ngành công nghiệp khiêu dâm Thụy Điển vào những năm 1960, một bước đi mô phỏng phong trào tương tự ở Đan Mạch diễn ra trong cùng khoảng thời gian đó và kết quả là đã đưa nền công nghiệp khiêu dâm của Thụy Điển và Đan Mạch lên vị trí dẫn đầu toàn cầu. Và rồi có một quan điểm khá thoải mái đối với sự khỏa thân của người Thụy Điển - trong những nhà tắm hơi, trên bãi biển, và những nơi khác nữa - điều mà, một lần nữa, chẳng liên quan gì đến việc “làm tình” thực sự.
Có một cuộc phỏng vấn khó xử đến đáng ngạc nhiên trên truyền hình giữa David Frost và người sắp trở thành thủ tướng Thụy Điển khi đó, Olof Palme, từ năm 1968 (điều kỳ quặc chỉ nằm ở thái độ tự thỏa mãn khiến người khác sởn gai ốc của Frost, tôi nên bổ sung như vậy; Palme đã xuất hiện như một chính trị gia hết mực lịch thiệp, thông minh), trong đó Palme được hỏi về danh tiếng tự do tình dục của người Thụy Điển.
Palme cho rằng điều đó “bị thổi phồng quá mức”, miêu tả người Thụy Điển là “một dân tộc với ý thức đạo đức sâu sắc và những nỗi ức chế lớn trong địa hạt tình dục”, nhưng bổ sung thêm rằng họ cũng có một “thái độ rất bình thường, lành mạnh về tình dục”.
Những bước tiến lớn hướng đến bình đẳng giới cũng có thể khiến những người quan sát thông thường tin tưởng nhầm vào sự tự do và dễ dãi của phụ nữ Thụy Điển trong những địa hạt khác (những bộ áo liền quần khoét sâu của Agnetha Fälstkog có lẽ cũng không giúp được gì), nhưng những biện pháp này được thực hiện chủ yếu là để đưa thêm phụ nữ tham gia vào công việc, không phải lên giường.
Nếu có gì, thì triển lãm ở Bảo tàng Quốc gia đã tiết lộ về một đất nước mà trong lịch sử khá khắt khe về tình dục, nhưng ít nhất nó đã tạo được sự khác biệt so với những trải nghiệm trong các bảo tàng Bắc Âu thông thường.