Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Lý do tỷ phú sở hữu Telegram dùng điện thoại giá rẻ, chưa đến 200 USD

Nhà sáng lập app nhắn tin chọn dùng chiếc Galaxy A52 bởi đây là thiết bị phổ biến trong cộng đồng người dùng.

Người sáng lập Telegram Pavel Durov.

Không phải các mẫu iPhone hoặc flagship Android đắt tiền, Pavel Durov chọn sử dụng một chiếc máy Samsung tầm trung đời cũ. Người đàn ông này là nhà sáng lập ứng dụng liên lạc mã hóa nổi tiếng Telegram. Vị tỷ phú cho biết lựa chọn smartphone xuất phát từ mức độ phổ biến của nó trong cộng đồng người dùng app nhắn tin. Việc này giúp gắn đồng bộ trải nghiệm của nhà phát triển với khách hàng.

“Tôi chọn máy này bởi nó được sử dụng rất nhiều người dùng Telegram. Tôi muốn hiểu trải nghiệm của họ để cải thiện nó”, người sáng lập app nhắn tin chia sẻ trên nhóm chat.

ty phu dung Samsung anh 1

Chiếc Galaxy A52 5G bị cháy pin của Pavel Durov. Ảnh: @Du_rove.

Pavel Durov tiết lộ mình đã mua chiếc máy Samsung với giá 180 USD (4,5 triệu đồng) và dùng được 2 năm. Gần đây, thiết bị gặp sự cố, cháy phần pin khi gặp nhiệt độ cao ở Dubai. Dựa vào mã thiết bị, đây là mẫu Galaxy A52 5G, ra mắt hồi 2021. Khi mới trình làng, thiết bị được niêm yết quanh mốc khoảng 10 triệu đồng tại Việt Nam.

Chiếc điện thoại của Pavel Durov khiến nhiều người bất ngờ bởi ông là một trong những doanh nhân người Nga giàu có nhất. Bất chấp việc tài sản sa sút trong năm qua, lượng tài sản ròng của vị này vẫn đạt 11,5 tỷ USD, theo Forbes. Người này đã chi hàng trăm triệu USD để đảm bảo hoạt động của ứng dụng nhắn tin.

Tuy nhiên, công cụ nhắn tin mã hóa này lại là đề tài tranh cãi lớn trên khắp thế giới. App OTT nói trên trở thành kênh liên lạc chính của tội phạm, hacker để trao đổi về các dịch vụ bất hợp pháp mà không chịu các hình thức kiểm soát.

Có trụ sở chính tại Dubai, Telegram có thể thoát khỏi phần lớn sự giám sát theo quy định và các yêu cầu thủ tục pháp lý vốn là thứ đã gây khó khăn cho các nền tảng tương tự ở Thung lũng Silicon trong những năm gần đây.

“Ở Dubai, chính phủ không làm phiền chúng tôi", Durov nói với Financial Times.

Telegram sử dụng biện pháp mã hóa đầu cuối giống như WhatsApp và Signal. Loại mã hóa này chuyển đổi tin nhắn thành mật mã mà không cần sự trợ giúp của máy chủ ở giữa, khiến nó gần như không thể truy cập vào giao tiếp giữa hai người dùng khi không có sự đồng ý của họ.

Telegram cũng đang phát triển mảng blockchain, đi kèm ứng dụng chat. Qua TON (Telegram Open Network), nền tảng hứa hẹn việc kiếm tiền từ bán hàng và thiết kế sticker trong app. Gần đây, họ còn công bố stablecoin trên hệ sinh thái.

Những câu hỏi chúng ta phải đối mặt trong thế giới AI

Chúng ta có rất nhiều câu hỏi về thế giới AI, mà đó đều là những nghi hoặc không dễ có ngay đáp án.

Cuốn sách Thời đại AI - Và tương lai loài người chúng ta trình bày cách AI làm thay đổi mối quan hệ của chúng ta với tri thức, chính trị và xã hội. Mục tiêu tối thượng của cuốn sách này là giải thích về AI và cung cấp cho độc giả những câu hỏi mà chúng ta sẽ phải đối mặt trong những năm tới lẫn bộ công cụ để bắt đầu trả lời chúng.

Tác giả bức ảnh kinh điển về Trái Đất qua đời

Phi hành gia William A. Anders, tác giả bức ảnh nổi tiếng “Trái Đất mọc” đã qua đời ở tuổi 90.

Sự kiện quan trọng nhất thập kỷ qua của Apple diễn ra đêm nay

Khi tình thế bắt buộc thay đổi, Apple đối mặt áp lực lớn khi chuẩn bị ra mắt các tính năng AI trên iPhone vài ngày tới.

CZ bất ngờ thành tù nhân giàu nhất nước Mỹ

Giá của đồng BNB tăng mạnh từ lúc người sáng lập dự án này bắt đầu thi hành án. Dựa trên khoản tài sản Changpeng Zhao nắm giữ, ông trở thành người giàu nhất khi đang ngồi tù ở Mỹ.

Xuân Sang

Bạn có thể quan tâm