Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Lý do thực sự của hội chứng chuyển hóa làm suy giảm tuổi thọ

Cytokine là chất miễn dịch tự nhiên, có thể chống lại vi khuẩn, độc tố bên ngoài nhưng điểm yếu của chúng là không thể phân biệt rõ đâu là ta, đâu là thù khi được giải phóng ra.

Ăn ít để khỏe là tác phẩm của tác giả Yoshinori Nagumo. Cuốn sách nói về lịch sử loài người đối với thức ăn, cách kiếm ăn và đặc biệt là giới thiệu phương pháp ăn khoa học, dù ít hơn nhiều người hình dung, vẫn có sức khỏe ổn định. Được sự đồng ý của Thái Hà Books, Zing trích đăng một phần cuốn sách.

Miễn dịch tự nhiên Cytokine

Ở phần trước, chúng ta biết mỡ nội tạng cơ bản được tích tụ trong cơ thể để phòng trường hợp đói và rét. Nhưng cái gì quá cũng không tốt, kể cả loại mỡ này cũng vậy. Việc tích tụ quá nhiều mỡ dẫn đến cơ thể suốt ngày phải đốt cháy phần dư.

Do đó, những người đang dùng mỡ nội tạng quá mức liên tục đổ mồ hôi không kể mùa nóng hay mùa lạnh, nhưng đây không phải là vấn đề chính. Vấn đề chính là bất kể thứ gì khi cháy đều sinh ra “muội”, và mỡ nội tạng không phải là ngoại lệ.

Nhưng “muội” được sinh ra do đốt cháy mỡ nội tạng rất có hại cho cơ thể, chúng được các nhà khoa học gọi là cytokine. Cytokine là một chất miễn dịch tự nhiên ban đầu của cơ thể.

Khi tiếp xúc với những kháng nguyên lạ như vi khuẩn, vi rút, độc tố... các tế bào bạch cầu tiết ra và sử dụng cytokine để tấn công và tiêu diệt những kháng nguyên này.

Cytokine giống như thứ vũ khí giúp cơ thể chúng ta đẩy lùi được những kẻ thù không mong muốn ra khỏi cơ thể. Tuy nhiên, điểm yếu của cytokine là không thể phân biệt rõ đâu là ta, đâu là thù khi được giải phóng ra.

An it de khoe anh 1

Cytokine là chất miễn dịch tự nhiên nhưng lại có "tác dụng phụ". Ảnh: Respiratoryresearch.

Cho nên cytokine giống như một con dao hai lưỡi, vì cơ thể cũng phải chịu tổn thương khi sử dụng chúng để tấn công kẻ thù. Và mỡ nội tạng khi bị đốt cháy cũng sinh ra một loại cytokine, có tên khoa học là adipocytokine.

Sự xuất hiện của adipocytokine gây tổn thương các tế bào nội mô mạch máu, khiến các tế bào này trở nên xơ và rời rạc, các nhà khoa học gọi hiện tượng này là “xơ vữa động mạch”.

Nhưng có hai loại adipocytokine: adipocytokine tốt, còn gọi là adiponectin, giúp duy trì thành mạch, ngăn ngừa xơ vữa; loại còn lại là adipocytokine xấu gây xơ vữa vừa được nói đến ở trên. Trong trạng thái cơ thể bình thường, hai loại này duy trì ở mức cân bằng.

Nhưng khi chúng ta tích tụ quá nhiều mỡ nội tạng, cơ thể thiên theo hướng hình thành adipocytokine xấu. Do đó, ở những người mà quá trình trao đổi chất này diễn ra mạnh, vấn đề xơ vữa động mạch dễ phát sinh, từ đó dẫn đến các bệnh tim mạch, đột quỵ.

Và sản phẩm từ việc đốt cháy quá nhiều mỡ nội tạng, “muội” của mỡ nội tạng – adipocytokine xấu, chính là thủ phạm của việc này. Qua đó, chúng ta nhận thấy khi được phát huy khả năng, mỡ nội tạng giúp con người vượt qua đói rét, nhưng nếu không kiểm soát được, loại mỡ này sẽ khiến chúng ta có nguy cơ mất mạng cao hơn bao giờ hết.

Việc tối ưu hóa gen, tối ưu hóa cơ thể để thích nghi với môi trường mới không phải là quá trình diễn ra trong ngày một ngày hai, mà kéo dài hàng vạn năm, cho nên trong môi trường ăn no của chúng ta ngày nay, sự thích ứng chưa được hình thành quả là một khuyết điểm lớn.

Mỗi ngày một bữa

Như đã nói trong các phần trên, con đực ngủ đông được là do tích mỡ nội tạng, còn con cái nhờ vào tích mỡ dưới da. Vậy ở con cái liệu có cơ chế sưởi ấm nào khác? Đó là cơ chế gì?

Câu trả lời chính là việc mang thai. Đứa con trong bụng chính là khối mỡ nội tạng đặc biệt. Do đó, các con cái không cần tích mỡ nội tạng như con đực. Trong giai đoạn ngủ đông, con cái không mang thai sẽ chết sao? Không phải như vậy.

Ở động vật, hiện tượng rụng trứng chỉ xảy ra khi bị kích thích giao phối, gọi là “rụng trứng hậu giao phối”. Trong thế giới tự nhiên, các con đực và con cái rất khó có thể gặp được nhau.

Ở vùng Bắc cực và sa mạc Sahara, khi con đực và con cái gặp nhau nhưng bị lỡ dịp giao phối, sẽ khó có cơ hội thứ hai cho chúng tiếp cận và giao phối với nhau. Vậy nên con cái được chuẩn bị cơ chế đặc biệt cho điều này. Ví dụ, chi phí phối giống cho ngựa đua là 10 triệu Yên/ lần.

Một khi chúng ta đã bỏ tiền ra để phối giống, thì dù có gặp rủi ro không thực hiện hoạt động giao phối được, chúng ta cũng không phải lo gì cả. Đơn giản là hiện tượng rụng trứng ở con cái của động vật ngủ đông luôn xảy ra sau khi giao phối, cho nên khi giao phối chắc chắn sẽ mang thai.

Hiện tượng giao phối xong mà mang thai luôn có ở động vật như con người và gấu trúc. Chúng ta vẫn đang sinh sản theo cơ chế này.

An it de khoe anh 2

Một ngày một bữa có thể là chìa khóa tốt cho sức khỏe. Ảnh: Healthline.

Đó là thời gian chiến tranh, và trước ranh giới sinh tồn hay diệt vong của loài, bản năng giao phối sẽ trỗi dậy để duy trì giống nòi. Đó chính là lý do vì sao ở các nước phát triển với cuộc sống no đủ, tỉ suất sinh giảm trong khi tại những nước chậm và đang phát triển vẫn còn nạn đói, tỉ suất sinh ngày một cao.

Giờ chúng ta quay lại vấn đề động vật ngủ đông. Con cái không thấy lạnh bởi vì bào thai trong bụng đã giữ ấm cho chúng suốt mùa đông dài lạnh lẽo. Vì vậy, mỡ nội tạng không cần thiết đối với chúng.

Về mặt này, con người chúng ta cũng vậy, phụ nữ trong độ tuổi sinh sản chỉ tích tụ mỡ dưới da. Cho nên những phụ nữ trẻ không thể nói rằng “Chất béo trong tôi đã chuyển hóa hết”, vì khi phụ nữ bước qua độ tuổi này, không mang thai nữa, sang giai đoạn tiền mãn kinh, mỡ bắt đầu chuyển dần từ tích tụ dưới da vào nội tạng.

Phụ nữ ở tuổi này mập mạp một chút sẽ sống lâu hơn. Nhưng bước sang giai đoạn mãn kinh, phụ nữ cũng cần giảm bớt mỡ nội tạng như ở nam giới. Vậy vì sao chúng ta cần giảm mỡ nội tạng? Đơn giản là vì chúng ta không còn đối mặt với đói rét như xưa nữa.

Như đã nói ở trên, chúng ta cần thích nghi với môi trường ăn no hiện nay. Cho nên, đứng trên lập trường là bác sĩ lâu năm, tôi khuyên mọi người nên ăn theo chế độ “mỗi ngày một bữa”.

Đó là cách để chúng ta giảm lượng thức ăn thừa, từ đó giảm lượng mỡ nội tạng, khơi dậy lại gen Sirtuin, mở ra cánh cửa đến với vườn địa đàng, nơi chúng ta mãi thanh xuân, khỏe mạnh. Đó là giải pháp cuối cùng của chúng ta.

Tuy nhiên, muốn làm vậy chúng ta cần có lộ trình chuyển đổi chứ không nên áp dụng ngay “mỗi ngày một bữa”, hãy ăn từ ngày ba bữa giảm xuống còn hai rồi giảm xuống còn một bữa.

'Ăn ít để khỏe'

Một số người không theo kịp được tốc độ chuyển đổi thức ăn thành chất béo trong cơ thể. Tức là, dù ăn nhiều bao nhiêu, những người đó cũng không béo nổi.

Trích "Ăn ít để khỏe"

Bạn có thể quan tâm