Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Lý do Mỹ thua Nga ngay từ đầu trong cuộc chạy đua ở Bắc Cực

Bắc Cực trở thành tầm ngắm mới của các cường quốc vì trữ lượng dầu mỏ và khoáng chất dồi dào, nhưng Mỹ dường như đang bị Nga bỏ xa ngay từ đầu cuộc chạy đua này.

Thủy thủ Mỹ trên tàu ngầm tấn công USS Hampton ở vùng Bắc Cực. Ảnh: Business Insider
Thủy thủ Mỹ trên tàu ngầm tấn công USS Hampton ở vùng Bắc Cực. Ảnh: Business Insider

Nhiều cường quốc trên thế giới từ lâu đã lên kế hoạch chinh phục và khai thác ở vùng Bắc Cực phong phú dầu mỏ và tài nguyên. Những tuyến đường biển quốc tế quan trọng cũng sẽ hình thành tại đây, sau khi băng tan dần do biến đổi khí hậu. Dù các nước đã thỏa thuận về việc hợp tác khai thác ở Bắc Cực, tình hình quốc tế căng thẳng có thể dẫn đến những cuộc xung đột trong tương lai.

Mỹ và các nước khối NATO đã tăng cường hiện diện và tổ chức các cuộc tập trận tại Bắc Cực trong thời gian gần đây. Trong khi đó, Nga đưa nhiều vũ khí tới vùng cực Bắc của trái đất với số lượng hùng hậu hơn bất kỳ quốc gia nào, gồm "38.000 quân nhân, hơn 50 tàu mặt nước và tàu ngầm, hơn 100 máy bay", theo đài CBC (Canada).

Trang Business Insider cho rằng, Nga đã bỏ xa Mỹ ngay từ khi cuộc chạy đua chính thức để "giành phần" tại Bắc Cực còn chưa bắt đầu.

Theo Globe and Mail, Nga sở hữu những bản đồ về quần đảo Bắc Cực thuộc Canada đạt chất lượng tốt hơn cả chính phủ Canada. Các tàu ngầm Nga từng có thời gian dài hoạt động dưới những lớp băng ở Bắc Cực trong thời Chiến tranh Lạnh. Do vậy, quân đội Nga vẫn còn lưu giữ các bản đồ giá trị cùng tài liệu chỉ dẫn tổ chức tập trận quân sự lớn tại đây.

Trong khi đó, Hải quân Mỹ rất hiếm khi cho tàu mặt nước đi qua khu vực này, cũng như hạn chế tổ chức tuần tra bằng tàu ngầm. Nguyên nhân do phần lớn tàu Mỹ chưa thể tập trận trên bề mặt nước lạnh giá. 

Tàu phá băng hạt nhân Yamal của Nga trên đường tới Bắc Cực. Ảnh: Business Insider
Tàu phá băng hạt nhân Yamal của Nga trên đường tới Bắc Cực. Ảnh: Business Insider

Bài học kinh nghiệm từ thảm kịch tàu Titanic chìm là do lớp vỏ tàu trở nên giòn và dễ gãy khi nhiệt độ xuống quá thấp. Do vậy, để bảo vệ tàu trong làn nước lạnh, xưởng đóng tàu phải gia cố phần thân và vỏ tàu. Tuy nhiên, chi phí cho quá trình này tốn đến gần một phần ba số tiền để đóng một con tàu mới.

Do vậy, sự hiện diện quân sự của Mỹ ở Bắc Cực vẫn chủ yếu giới hạn trong lực lượng không quân.

Bên cạnh đó, dù lực lượng tuần duyên Mỹ có thể tiến hành những hoạt động cứu hộ hạn chế trên băng, tàu tuần duyên hoặc tàu hải quân Mỹ không thể đi quá xa vì nước này không có cảng nước sâu trong khu vực. Điều này cũng làm tăng thời gian phản ứng của Mỹ trong tình huống khẩn cấp.

Trong khi đó, Nga đã xây đến 16 cảng nước sâu và 10 trạm tìm kiếm cứu nạn. Các trạm bao gồm tàu phá băng, trực thăng cất cánh từ trên tàu, và nhiều căn cứ quân sự sẵn sàng hoạt động.

Dù hải quân Mỹ hoàn toàn nhận thức những nhược điểm của họ trong cuộc cạnh tranh ở vùng cực Bắc, lực lượng này vẫn chưa thể đặt trọng tâm ở vùng đất lạnh giá do hạn chế ngân sách và những nhiệm vụ khác ưu tiên cao hơn. Chính sách về Bắc Cực dài hạn của Mỹ sẽ không triển khai đầy đủ cho đến năm 2030. Tuy nhiên, Mỹ đã lên kế hoạch chuẩn bị nguồn lực và đào tạo thủy thủ hoàn thành trước năm 2020.

Phương Tây phô diễn gần 100 chiến đấu cơ ở tập trận Bắc Cực

Khoảng 100 máy bay chiến đấu của Mỹ và 8 nước châu Âu đã bắt đầu tham gia cuộc tập trận Bắc Cực tại khu vực các quốc gia Bắc Âu.

Tàu ngầm Nga tập tác chiến dưới lớp băng Bắc Cực

Lực lượng tàu ngầm thuộc Hạm đội Phương Bắc của Nga đang tiến hành các bài tập mới nhằm vận hành các loại vũ khí dưới điều kiện thời tiết khắc nghiệt nhất.

Minh Anh

Bạn có thể quan tâm