Hiểu thêm về độ phân giải UHD
"Độ phân giải siêu cao” UHD (Ultra High Definition) là khái niệm mô tả về những thiết bị hiển thị có độ phân giải tối thiểu từ 3.840 x 2.160 điểm ảnh (pixel). Một ví dụ đơn giản, độ phân giải UHD sẽ cho số lượng điểm ảnh nhiều hơn tới 4 lần độ phân giải Full HD trên cùng một kích thước TV. Điều này giúp hình ảnh trở nên sắc nét hơn, loại bỏ hiện tượng vỡ hình.
Các model TV Ultra HD 4K của LG năm nay còn được tích hợp hệ điều hành webOS, dễ sử dụng và thông minh hơn. |
Khi chọn mua TV UHD 4K, người dùng cần cân nhắc đến nguồn phát và khả năng xử lý định dạng. Xem phim từ USB là tính năng phổ biến trên hầu hết những mẫu TV đang có trên thị trường hiện nay. Tuy nhiên, phần lớn đều chỉ hỗ trợ độ phân giải tối đa Full HD 1.080p.
Nhiều mẫu TV UHD ra mắt từ cuối năm ngoái không hỗ trợ suôn sẻ việc xử lý và chạy các video 4K trực tiếp thông qua cổng USB, mà cần đến đầu Blu-ray hay các loại đầu phát 4K đắt tiền riêng biệt. Một số mẫu TV UHD 4K model 2014 của LG được tích hợp bộ xử lý 4K-HEVC cho phép người dùng xem nội dung độ nét cao trực tiếp trên ổ cứng di động mà không cần đến nguồn phát.
UHD 4K thích hợp với những người có nhu cầu sử dụng TV màn hình lớn. Sự phát triển của công nghệ cũng khiến cho những mẫu TV khổng lồ hiện nay có mức giá không quá đắt đỏ. Ví dụ, model UHD LG 65LA9650 mới ra mắt đầu năm nay có giá niêm yết 90 triệu đồng, đắt hơn chưa đến 10% so với giá của một mẫu TV Full HD cùng kích thước như LA8600 (model 2013).
Ưu điểm của màn hình cong
Không ít người dùng cho rằng việc bẻ cong màn hình TV chỉ là chiêu trò quảng cáo của các nhà sản xuất nhằm thu hút khách hàng. Tuy vậy, kiểu dáng lồi thế hệ cũ và uốn cong thế hệ mới là hoàn toàn khác biệt.
Đối với màn hình cong, hình ảnh phát từ bất kỳ điểm nào trên màn hình tới mắt người xem đều có cùng một khoảng cách, đem lại hình ảnh với tỉ lệ chuẩn nhất so với thực tế. Hãy tưởng tượng bạn đang xem bản đồ thế giới trên một chiếc tivi thông thường, mọi hình ảnh trên tấm bản đồ đó đã bị kéo dãn nhằm in vừa trên màn hình phẳng, dẫn tới hình ảnh được xem không còn là thật như trên thực tế. Các điểm nằm ở góc hay rìa trái và rìa phải của màn hình sẽ không nét bằng vùng trung tâm nằm chính giữa.
Một điểm lưu ý khác là các nhà sản xuất hiện nay không bẻ cong màn hình một cách tùy tiện. Sau nhiều nghiên cứu, độ cong của các màn hình chính là một hình cung của đường tròn có bán kính 4,2mm. Đây cũng là chuẩn mà LG đang áp dụng cho các model TV cong của mình.
OLED không còn là xa xỉ
Khác với LCD và LED đang có trên thị trường, ưu điểm của màn hình OLED (Organic Light Emitting Diodes) là không sử dụng đèn nền, thay vào đó là điểm ảnh tự có khả năng phát sáng. Vì vậy những mẫu TV OLED cho kích thước siêu mỏng tựa như giấy, tiết kiệm điện năng. Chất lượng hình ảnh của model này rất tốt, không có hiện tượng hở sáng, độ tương phải cực đại với màu đen đem đến hình ảnh trung thực, sắc nét.
Mới đây, hãng LG nâng cấp công nghệ OLED bằng việc tích hợp công nghệ WRGB 4 điểm màu, giúp cho hình ảnh hiển thị sống động, rực rỡ hơn nhiều lần màn hình LED cao cấp. Nhờ vậy, hình ảnh không bị mờ, nhòe khi chuyển động nhanh và gia tăng tối đa tuổi thọ của màn hình OLED lên tương đương với các sản phẩm LED trên thị trường. Với thiết kế mỏng và việc loại bỏ hoàn toàn việc sử dụng đèn nền, OLED cũng là loại màn hình phù hợp với TV uốn cong.
Với việc trực tiếp sản xuất và lắp ráp tại Việt Nam, LG đã giảm giá thành của TV OLED xuống còn 129 triệu. |
Nếu như mẫu TV OLED cong đầu tiên về Việt Nam cuối năm 2013 - LG 55EA9800, có giá lên tới hơn 300 triệu đồng, thì model OLED 55 inch uốn cong thế hệ mới của hãng này trong năm 2014 chỉ còn 129 triệu đồng với thiết kế, công nghệ, chất lượng tương đương. Hiện nay, thị trường Việt Nam mới có LG thương mại hóa dòng TV cao cấp này.