1. IndonesiaGDP (PPP): 2554,3 tỷ USD (số liệu từ WB) Lương tối thiếu: 106-216 USD/tháng (theo vùng) Mức sống cơ bản: 242 USD/tháng Theo luật pháp Indonesia, chính quyền địa phương có thẩm quyền thiết lập mức lương tối thiểu của từng vùng. Điều này lý giải sự khác biệt trong mức lương tối thiểu từng vùng tại Indonesia. Tính trung bình, lương tối thiểu tại Indonesia rơi vào mức 176,5 USD/tháng, theo ILO (Tổ chức Lao động quốc tế). Trong khi đó mức thu nhập trung bình để đạt được mức sống cơ bản tại quốc gia này là 242 USD/tháng, gấp 1,4 lần lương tối thiểu. Ảnh: CNN. |
2. Thái LanGDP (PPP): 990,1 tỷ USD (số liệu từ WB) Lương tối thiểu: 240 USD/tháng Mức sống cơ bản: 301 USD/tháng Mức lương tối thiểu hiện nay ở Thái Lan là 300 baht/ngày. Đối với Bangkok và 6 tỉnh có mức sống cao nhất, mức lương tối thiểu được thiết lập ở 300 baht/ngày kể từ 1/5/2012. Đối với các tỉnh khác như Tak, Surin và Phayao, các chính sách về tăng lương được tính toán gia tăng khoảng 70%. Ảnh: Ejfoundation. |
3. MalaysiaGDP (PPP): 746,8 tỷ USD (số liệu từ WB) Lương tối thiểu: 221-249 USD/tháng (theo vùng) Mức sống cơ bản: 433 USD/tháng Malaysia lần đầu thực hiện chính sách về mức lương tối thiểu vào 1/1/2013. Mức lương tối thiểu được ấn định ở mức 900 MYR/tháng cho khu vực trong bán đảo Malaysia, và 800 MYR/tháng tại các tiểu bang Sabah, Sarawak, và Labuan. Thủ tướng Naji Razak đã tuyên bố rằng các tiêu chuẩn này sẽ được gia hạn mỗi hai năm, và Malaysia dự tính sẽ phát triển đất nước thành một quốc gia có thu nhập cao vào năm 2020. Ảnh: Merypenny |
4. PhilippinesGDP (PPP): 694,6 tỷ USD (số liệu từ WB) Lương tối thiểu: 150-333 USD/tháng (theo vùng) Mức sống cơ bản: 205 USD/tháng Mức lương tối thiểu tại Philippines được quyết định bởi 2 yếu tố là ngành nghề (phi nông nghiệp, nông nghiệp trồng, hoặc nông nghiệp không trồng rừng) và khu vực địa lý. Mức lương tối thiểu dao động từ 419 đến 456 PHP/ngày cho các công việc phi nông nghiệp ở khu vực xung quanh thủ đô Manila, hoặc 205 PHP/ngày cho nông nghiệp phi trồng trọt ở các vùng ngoại vi nhất định. Lương trung bình cho các công việc phi nông nghiệp trên tất cả các vùng miền là 280 PHP/ngày. Ảnh: Gopixpic. |
5. Việt NamGDP (PPP): 509,5 tỷ USD (số liệu từ WB) Lương tối thiểu: 100,7-145 USD/tháng (theo vùng) Mức sống cơ bản: 129-145 USD/tháng Ngày 11/11/2014, Chính phủ ban hành Nghị định số 103/2014/NĐ-CP quy định về mức lương tối thiểu vùng mới đối với NLĐ làm việc ở DN, HTX, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các cơ quan tổ chức có thuê mướn lao động. Theo đó, mức lương tối thiểu vùng áp dụng đối với doanh nghiệp từ ngày 1/1/2015 là 3,1 triệu đồng/tháng với vùng I; 2,75 triệu đồng/tháng với vùng II; 2,4 triệu đồng với vùng III và 2,15 triệu đồng với vùng IV. Ảnh: Anh Tuấn. |
6. SingaporeGDP (PPP): 445,2 tỷ USD (số liệu từ WB) Lương tối thiểu: Không có Mức sống cơ bản: 800 USD/tháng Singapore chưa có chính sách về mức lương tối thiểu. Toàn bộ chế độ lương tại quốc gia này được thực hiện giống như một thị trường mở cửa tại các nước phát triển. Theo tính toán, với mức 800 USD/tháng tại Singapore, người ta có thể đảm bảo đủ các nhu cầu cơ bản như ăn, ở nhưng sẽ không còn đủ tiền để có một khoản tiết kiệm. Ảnh:Straitstimes. |
Lương tối thiểu: là mức lương thấp nhất theo quy định của từng quốc gia. Đó là số tiền trả cho những người lao động làm công việc giản đơn nhất trong xã hội với điều kiện làm việc và cường độ lao động bình thường, lao động chưa qua đào tạo nghề. Số tiền đó đủ để người lao động tái sản xuất giản đơn sức lao động, đóng bảo hiểm tuổi già và nuôi con.
Mức lương tối thiểu này được dùng làm cơ sở để tính các mức lương trong hệ thống thang lương. bảng lương, mức phụ cấp lương và thực hiện một số chế độ khác theo quy định của pháp luật.
Mức sống cơ bản: Một mức lương lý thuyết cho phép mọi người có đủ thu nhập để ở, mua thực phẩm và các nhu yếu phẩm khác của cuộc sống. Mức lương này phải đủ tốt để đảm bảo rằng tối đa 30% con số này được chi tiêu dành cho vấn đề nhà ở. Mục tiêu của mức lương sống cơ bản là để chỉ ra số tiền người lao động cần cho việc thoả mãn các nhu cầu cơ bản của cuộc sống.
GDP (PPP): Tổng sản phẩm nội địa tính theo sức mua tương đương.