Kiểm soát thu nhập là nguyên tắc quan trọng nhất nếu muốn làm chủ cuộc sống, bởi kiểm soát được nguồn tài chính bạn mới có thể lên kế hoạch cho các dự định khác của mình trong tương lại.
Luôn nghĩ thu nhập ít hơn thực tế
Đây là phương pháp tiết kiệm được nhiều người sử dụng và mang lại hiệu quả rất cao. Phương pháp này thường đi kèm một gói dịch vụ tiết kiệm tích lũy của các ngân hàng.
Theo đó, nếu như thu nhập hàng tháng của bạn khoảng 10 triệu đồng, trước tiên hãy dành ra khoảng 20% thu nhập (2 triệu) để gửi tiết kiệm tích lũy.
Mỗi tháng khi đến ngày lĩnh lương, tiền lương sẽ được chuyển vào tài khoản của bạn, ngân hàng sẽ tự động trừ 2 triệu trong tài khoản và gửi vào một tài khoản tiết kiệm khác.
Bằng cách này, dù có chủ động hay không, bạn cũng luôn có một khoản tiết kiệm cố định hàng tháng.
Việc tiết kiệm tích lũy hay gửi góp giúp bạn luôn có một khoản tiền dư dả dù không chủ động tiết kiệm. |
Bên cạnh đó, với khoản thu nhập còn lại thấp hơn thực tế, bạn cũng sẽ giảm bớt được những chi tiêu không cần thiết so với việc có tài chính dư dả.
Lập kế hoạch chi tiêu
Việc lập kế hoạch chi tiêu với các chi phí phát sinh trong tháng đặc biệt quan trọng nếu bạn muốn cân đối được thu nhập và chi phí hàng tháng của mình.
Thông thường, một người dân ngoại tỉnh làm việc ở những thành phố lớn sẽ có nhiều khoản chi phí sinh hoạt hơn. Trong đó, những khoản chi phí cố định của một người thông thường bao gồm tiền nhà, tiền ăn, đi lại và một số phụ phí (điện thoại, tiêu vặt, Internet...).
Trên thực tế, các chi phí này hoàn toàn có thể được kiểm soát và tính toán trước. Việc đặt ra hạn mức cho mỗi khoản chi tiêu sẽ giúp siết chặt được số tiền bạn phải chi cho mỗi hoạt động của mình.
Tùy vào khoản thu nhập của bạn mà chi phí cho từng hạng mục sẽ khác nhau đáp ứng nhu cầu sinh hoạt chung. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng nên cân đối khoản chi phí này không chiếm quá 60% thu nhập hàng tháng của bạn.
Rõ ràng việc sinh sống và làm việc tại Hà Nội hay TP.HCM có thể sẽ tiêu tốn của bạn nhiều chi phí sinh hoạt hàng tháng hơn. Nhưng nếu chỉ có mức thu nhập khoảng 5 triệu đồng/tháng mà bạn đã mất tới 3 triệu tiền thuê nhà thì gần như khoản tiết kiệm hàng tháng của bạn chỉ bằng 0.
Kế hoạch chi tiêu hàng tháng rất quan trọng nếu muốn tiết kiệm từ khoản thu nhập. |
Chia nhỏ thu nhập thành các khoản riêng biệt
Nhiều người có suy nghĩ nên tự tiết kiệm một khoản tiền đủ lớn sau đó mới mang gửi ngân hàng để lấy lãi, đây là một quan niệm sai về tiết kiệm.
Các chuyên gia cho rằng đã là tiết kiệm thì dù ít hay nhiều cũng quan trọng, vì vậy bạn nên mang tiền gửi ngân hàng ngay từ khi sở hữu những khoản tiền nhỏ hàng tháng. Tuy tiền lãi thu được từ các khoản này không cao nhưng đó lại là cách giúp tối đa hóa lợi nhuận nhanh nhất.
Thay vì đợi có đủ 10 triệu sau 3 tháng mới mang tiền đi tiết kiệm thì mỗi tháng bạn hãy gửi ngân hàng 3 triệu đồng. Khi đó tiền của bạn đã có thể tạo ra lợi nhuận từ những tháng đầu tiên thay vì phải đợi tới 3 tháng để có đủ tiền.
Việc chia nhỏ thu nhập thành các khoản tiền riêng biệt cũng giúp rất nhiều cho việc cân đối chi tiêu và tiết kiệm hàng tháng.
Theo đó, thu nhập sẽ được chia thành các khoản nhỏ gồm 50% cho các chi phí sinh hoạt cơ bản như tiền nhà, ăn uống; 10% cho các phát sinh do nhu cầu như mua sắm, giải trí, quan hệ; 20% dự phòng chi phí phát sinh và 20% còn lại là cho tiết kiệm, đầu tư.
Số tiền ở từng khoản phụ thuộc vào mức thu nhập hiện tại của bạn, có thể ưu tiên cho khoản mà bạn coi trọng hơn và giảm bớt ở các khoản còn lại.
Luôn cố gắng dành tối thiểu 20% thu nhập hàng tháng để tiết kiệm hoặc đầu tư sinh lợi nhuận. |
Nếu không thể tự mình thiết lập các khoản quỹ này, bạn hoàn toàn có thể nhờ dịch vụ ngân hàng, bởi hiện nay nhiều ngân hàng đã cung cấp dịch vụ tạo mục tiêu riêng biệt với mỗi khoản tiền tiết kiệm của khách hàng.
Trong các khoản nêu trên, hãy lưu ý khoản dự phòng chi phí phát sinh và tiết kiệm, đầu tư. Đây chính là 2 khoản thuộc danh mục tiết kiệm hoặc đầu tư và sẽ tạo ra nguồn thu nhập thụ động cho bạn.
Tuy nhiên, khoản 3 được dùng để đề phòng những chi phí bất ngờ phát sinh trong tháng nằm ngoài kế hoạch. Nếu không dùng đến, khoản này sẽ được gửi tiết kiệm kỳ hạn ngắn 1-3 tháng, lĩnh lãi cuối kỳ và hãy tái tục ngay khi đến ngày đáo hạn. Trong trường hợp có nhu cầu đi du lịch, mua sắm vật dụng lớn, đây cũng là nguồn tiền để bạn trích ra chi trả cho các hoạt động này.
Với khoản thứ 4, là khoản tiết kiệm hoặc đầu tư dài hạn. Chúng có thể được sử dụng để phục vụ các mục đích lớn hơn như mua ôtô, mua nhà hoặc mở cửa hàng kinh doanh… Thông thường sẽ tính bằng năm chứ không phải bằng tháng như những nhu cầu khác.
Việc tạo các khoản riêng biệt có thể giúp bạn quản lý dòng tiền linh hoạt hơn.
App tiết kiệm vạn năng Savy là ứng dụng hỗ trợ quản lý tài chính cá nhânngay trên điện thoại di động, được phát triển bởi TPBank. Ứng dụng cho phép người dùng gửi tiết kiệm chỉ từ 30.000 đồng với mức lãi suất tốt. Savy giúp bạn gửi tiết kiệm từ nhiều tài khoản, của bất cứ ngân hàng nào tại Việt Nam và hoàn toàn không mất phí giao dịch. Ngoài ra, Savy còn sở hữu tính năng tương tác hỗ trợ người dùng hoàn thành mục tiêu tiết kiệm của mình. Độc giả có thể download ứng dụng tại đây.