Đêm 22/12 (giờ địa phương), công ty của "thiên tài công nghệ" Elon Musk, SpaceX, đã phóng thành công tên lửa Falcon 9 vào không gian, chở theo 10 vệ tinh.
Tên lửa được phóng từ căn cứ không quân Vandenberg ở miền Nam California. 10 vệ tinh được đưa vào quỹ đạo là một phần trong hợp đồng giữa SpaceX với công ty thông tin Iridium Communications. Ảnh: AP.
SpaceX đã có một năm 2017 rất thành công, và ngày 22/12 đánh dấu lần phóng thứ 18, cũng là lần cuối cùng, trong năm 2017. Để hoàn thành hợp đồng với Iridium, SpaceX dự kiến tiến hành thêm vài lần phóng cho đến giữa năm 2018. Ảnh: SpaceX.
Tên lửa khi phóng tạo ra vệt sáng lớn trên bầu trời miền Nam California, thu hút sự chú ý của người dân. Tên lửa đẩy Falcon 9 của SpaceX có ưu điểm rất lớn là khả năng tự bay trở về bãi đáp sau khi được phóng thành công. Việc "thu hồi" tên lửa đẩy có ý nghĩa rất lớn trong việc tái sử dụng và tiết kiệm chi phí. Ảnh: LATimes.
Thông thường, các tên lửa đẩy sau khi thực hiện cú phóng thành công sẽ tự động tách ra khỏi phi thuyền chính, bay lơ lửng và trở thành rác vũ trụ hoặc rớt xuống biển. Trong khi đó, tên lửa Falcon 9 được trang bị nhiều tấm vây (cánh) và các động cơ đẩy phụ giúp nó di chuyển ngược trở về bãi đáp. Ảnh: LATimes.
Giai đoạn tách của tầng thứ nhất của tên lửa (bên trái) trong buổi phóng ngày 22/12, Mặt Trăng ở góc dưới bên phải. Từ lâu, khả năng tái sử dụng các bộ phận của tên lửa Falcon 9 là mục tiêu chính của Musk. Ông cố gắng đưa công ty hướng đến khả năng sử dụng lại những thứ như bệ phóng hoặc khoang tải thay vì tạo ra tên lửa mới cho lần phóng tiếp theo. Ảnh: LATimes.
Ánh sáng và cột khói trên bầu trời trong quá trình phóng tên lửa Falcon 9. Sử dụng lại tên lửa là cách giảm chi phí sản xuất tốt nhất. Trước đây, chúng thường bị bỏ đi sau mỗi lần phóng. Do đó, việc xây dựng lại từ đầu tốn kém hàng triệu đô la. Ảnh: AFP.
Công ty của "thiên tài công nghệ" Elon Musk đã phóng thành công một vệ tinh tình báo của chính phủ Mỹ nhờ tên lửa đẩy Falcon 9 có khả năng tự bay trở về bãi đáp.
Stratolaunc máy bay phản lực lớn nhất thế giới có sải cánh tới 117 m, cao tới 15 m vừa được đưa ra khỏi nhà máy Mojave ở California để bắt đầu thử nghiệm.