Tại cuộc họp thường kỳ quý I/2014, diễn ra chiều 17/4, ông Biên cho biết, lương bình quân người lao động toàn tập đoàn đạt 7,7 triệu đồngngười/tháng, tăng hơn 2% so với cùng kỳ. So với cuối năm 2013, lương người lao động tại Vinacomin tăng 500.000 đồng/người/tháng. Riêng với đặc thù công việc vất vả, khó khăn và để khuyến khích người lao động từ đầu năm 2014 Vinacomin tăng 5% đơn giá tiền lương đối với đối tượng thợ lò.
Lương ngành than 2014 là bao nhiêu? |
Hiện lương thợ lò của Vinacomin khoảng 10 triệu đồng/tháng (tương đương 500 USD/tháng), trong khi các nước từ 2.000 -3.000 USD/tháng. Tuổi nghề của thợ lò không quá 30 năm, trong khi tỷ lệ mắc bệnh nghề nghiệp cao do môi trường làm việc đặc thù, ô nhiễm… Nên những năm tháng làm dưới lò lương phải đủ để bù đắp công sức bỏ ra, bù đắp rủi ro. Vì thế lương thợ lò 10 triệu đồng/tháng còn là thấp, tiền lương của thợ lò đáng lý phải tăng thêm nữa. Nhưng trong điều kiện vẫn còn khó khăn trong năm 2014 Vinacomin mới chỉ tăng được đơn giá cho thợ lò thêm 5%.
Năm 2014, Vinacomin đặt mục tiêu tiền lương bình quân của người lao động là 7,8 -7,9 triệu đồng/người/tháng.
Về giá bán than cho điện, từ ngày 1/1/2014, giá than bán cho điện đã được điều chỉnh theo giá thị trường với mức tăng từ 4-10% tùy từng loại than. Theo đó, giá than bán cho ngành điện trong thời điểm hiện nay đã đủ bù chi phí sản xuất, Vinacomin không phải bù lỗ sau lần điều chỉnh giá này. Tuy nhiên, giá than tăng đã làm tăng chi phí cho các nhà máy nhiệt điện, tạo nên áp lực tăng giá điện.
Theo quy định hiện hành, trường hợp giá bán điện bình quân cần điều chỉnh tăng từ 7-10% so với giá bán hiện hành và trong khung giá quy định, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) được điều chỉnh giá bán sau khi có ý kiến chấp thuận của Bộ Công Thương.
Về sản lượng than nguyên khai sản xuất, tính tới quý I/2014 Vinacomin sản xuất được xuất 9,7 triệu tấn, đạt 25,6% kế hoạch năm, bằng 91,7% so với cùng kỳ năm 2013. Riêng sản lượng của Tổng Công ty Đông Bắc được tính toán riêng, không còn là công ty con của Vinacomin.
“Khác với các năm trước, tỷ lệ than bán trong nước là chủ yếu. Hiện cơ cấu tiêu thụ trong nước chiếm trên 3/4, trong khi xuất khẩu chỉ chiếm trên 1/4. Giá than trên thị trường xuất khẩu không còn được cao như trước đây nên tập đoàn không đặt nặng mục tiêu xuất khẩu than, mà hướng tới ổn định sản xuất, ổn định cân đối tài chính, đảm bảo lương và việc làm cho cán bộ nhân viên” – ông Biên lý giải nguyên nhân khiến sản lượng than xuất khẩu giảm.