Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Lượng khí thải CO2 đạt mức cao nhất trong lịch sử loài người

Lượng CO2 vẫn chưa có dấu hiệu dừng tăng sau khi đạt mức cao kỷ lục, gây nên những tác động tiêu cực đến môi trường sống của con người.

Theo Engadget, lượng CO2 trong không khí đã chính thức chạm mức 415 phần triệu (ppm), theo số liệu đo được tại Trạm quan sát Mauna Loa ở Hawaii.

Đây là chỉ số cao nhất đo được kể từ khi con người xuất hiện trên hành tinh, nhà khí tượng học Eric Holthaus tweet, và thể hiện mức tăng đến 15 ppm chỉ trong 3 năm qua. “Chúng tôi không biết đến một hành tinh (ô nhiễm) thế này”, Holthaus nói.

Lần cuối cùng lượng CO2 đạt mức cao như vậy là từ 3 triệu năm trước, khi nhiệt độ trung bình của Bắc Cực chỉ khoảng 15°C. Vào thời điểm đó, vùng cực này được bao phủ bởi cây cối, không phải băng tuyết, và mực nước biển được tin là cao hơn hiện tại ít nhất 24 m.

Khí thải CO2, chủ yếu do con người đốt nhiên liệu hoá thạch, sẽ giữ nhiệt lại Trái Đất, dẫn đến nhiệt độ toàn cầu tăng thêm 1°C và còn có thể thêm nữa. Lượng nhiệt này bình thường được phân tán vào không gian.

Luong CO2 tang ky luc,  CO2 dat muc cao nhat lich su anh 1
Lượng khí thải CO2 chủ yếu đến từ hoạt động sản xuất công nghiệp. Ảnh: The Guardian.

Điều này sẽ khiến mực nước biển tăng cao, lũ lụt, bão lớn, hạn hán và cháy rừng. Liên Hợp Quốc ước tính biến đổi khí hậu và những tác động của con người có thể dẫn đến sự biến mất của hơn một triệu loài động thực vật.

Theo các chuyên gia, con số 415 ppm có thể vẫn chưa phải là điểm dừng của nồng độ CO2 trong không khí.

Để đạt được những mục tiêu đề ra khi các quốc gia ký Hiệp định Khí hậu Paris (chi phối các biện pháp giảm CO2 từ năm 2020) các quốc gia đã phải tăng đáng kể tốc độ chuyển hoá đối với năng lượng sạch. Mức CO2 cao kỷ lục đã nhấn mạnh tính cấp bách của quá trình này.

Điều gì xảy ra khi lỗ đen tấn công Trái Đất? Khi lỗ đen tiếp cận Trái Đất, nó sẽ làm nứt lớp vỏ hành tinh. Chúng ta sẽ thấy những trận động đất kinh hoàng cùng núi lửa phun trào và thủy triều dâng lên tàn phá Trái Đất.

Nếu lên vũ trụ bây giờ, xung quanh bạn chỉ toàn là rác

Không có quy tắc quốc tế nào được thực thi đúng cách, không gian vũ trụ đang ngày càng trở nên nguy hiểm vì sự gia tăng của rác.


Hữu Chiến

Theo Engadget

Bạn có thể quan tâm