Văn phòng Chính phủ vừa đưa ra nghị định quy định một số điều của Luật BHXH vừa được Chính phủ ban hành.
Theo luật Bảo hiểm xã hội, lương hưu hàng tháng sẽ được tính dựa trên một số mốc thời gian: từ 1/1/2016 đến trước 1/1/2018 và từ ngày 1/1/2018 trở đi.
Lương hưu hàng tháng (A) = Tỷ lệ hưởng lương hưu hàng tháng (B) x Bình quân thu nhập tháng đóng BHXH (C) (1)
Số năm đóng BHXH càng tăng, tỷ lệ hưởng lương hưu hàng tháng cũng được tăng tương ứng. Ảnh minh họa: Anh Tuấn. |
Người nghỉ hưu từ 1/1/2016 đến trước 1/1/2018, B = 45% (tương ứng thời gian đóng BHXH = 15 năm). Thêm mỗi năm đóng BHXH, B sẽ tăng lên 2% với nam và 3% với nữ. Mức tối đa của B là 75%.
Nam giới hay nữ giới nghỉ hưu từ ngày 1/1/2018 trở đi, B = 45% (tương ứng thời gian đóng BHXH = 15 năm). Thêm mỗi năm đóng BHXH sẽ được tính thêm 2%. Mức tối đa đối với B là 75%.
Năm nghỉ hưu |
Số năm đóng bảo hiểm xã hội tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 45% |
2018 |
16 năm |
2019 |
17 năm |
2020 |
18 năm |
2021 |
19 năm |
Từ 2022 trở đi |
20 năm |
Nghị định cũng quy định rõ chế độ hưu trí đối với người trước đó có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc. Theo đó, thời gian tính hưởng chế độ hưu trí là tổng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện, không bao gồm thời gian đã tính hưởng bảo hiểm xã hội một lần.
Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện hưởng lương hưu khi thuộc một trong các trường hợp sau:
Điều kiện |
Được hưởng lương hưu khi |
Thời gian tính hưởng chế độ hưu trí từ đủ 20 năm |
Nam: Đủ 60 tuổi – Nữ: Đủ 55 tuổi |
Có đủ 20 năm đóng BHXH |
Theo quy định tại các Khoản 1, 2 và 4 Điều 54 và Điều 55 của Luật BHXH |
Nữ giới hoạt động chuyên và không chuyên trách bảo lưu thời gian đóng BHXH bắt buộc, tiếp tục tham gia BHXH tự nguyện |
Hưởng lương hưu khi có yêu cầu |
Công thức tính lương hưu hàng tháng của nhóm đối tượng này duy trì giống công thức (1).
Mức lương hưu tháng thấp nhất với trường hợp đóng BHXH tự nguyện có đủ 20 năm đóng BHXH bắt buộc trở lên thấp nhất bằng lương cơ sở tại thời điểm nhận lương hưu.