Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Lực lượng đặc biệt nhất thế giới của Triều Tiên

Với quân số lớn nhất thế giới khoảng 200.000 người, lực lượng đặc biệt quân đội Triều Tiên là cả một câu chuyện dài nhuốm đầy màu sắc huyền bí.

Lực lượng đặc biệt nhất thế giới của Triều Tiên

Với quân số lớn nhất thế giới khoảng 200.000 người, lực lượng đặc biệt quân đội Triều Tiên là cả một câu chuyện dài nhuốm đầy màu sắc huyền bí.

Vào những năm 1990, sau khi Liên Xô tan rã, sự hậu thuẫn về chính trị từ phía Moscow không còn như trước, Trung Quốc vẫn chưa đủ khả năng để trở thành chỗ dựa vững chắc cho Triều Tiên. Dưới áp lực cấm vận kinh tế từ phía Mỹ và các đồng minh, kinh tế Triều Tiên dần lâm vào khủng hoảng.

Trong khi đó, kinh tế Hàn Quốc vào những năm 1990 bắt đầu khởi sắc và sớm trở thành một trong những “con rồng châu Á”. Với sự hậu thuẫn của Mỹ, quân đội Hàn Quốc được trang bị ồ ạt nhiều trang bị khí tài hiện đại. Ngược lại, khó khăn về kinh tế làm cho trang thiết bị quân đội Triều Tiên ngày càng xuống cấp và lạc hậu nghiêm trọng.

Với quân số lên đến 200.000 người, Triều Tiên là quốc gia có quân số lực lượng đặc biệt đông nhất thế giới.

Mặc khác, Mỹ - Hàn Quốc luôn lăm le dùng vũ lực trở lại đối với Bình Nhưỡng khiến họ “ăn ngủ không yên”. Nhằm bù lại sự thiếu hụt về trang bị vũ khí hiện đại, Bình Nhưỡng đã tập trung xây dựng một lực lượng quân đội có quy mô tới 1,1 triệu quân cùng 8,2 triệu dự bị.

Một mặt duy trì quân đội với quy mô lớn, Triều Tiên còn phát triển lực lượng đặc biệt (SOF) lên quân số 200.000 người, đưa họ trở thành quốc gia có lực lượng đặc biệt đông đảo nhất thế giới. SOF giữ vai trò là lực lượng chiến đấu chủ lực đặc biệt tinh nhuệ, lấy sự thiện chiến, dũng cảm khỏa lấp cho sự thiếu hụt về trang bị khí tài hiện đại.

Lực lượng đặc biệt Triều Tiên được chia thành 4 lữ đoàn phụ trách 4 lĩnh vực khác nhau. Lữ đoàn trinh sát được giao nhiệm vụ tiến hành các hoạt động thu thập thông tin tình báo, ám sát, tấn công các mục tiêu chiến lược bên trong lãnh thổ Hàn Quốc.

SOF Triều Tiên luyện tập tình huống hành quân chiến đấu.

Lữ đoàn bộ binh phản ứng nhanh chuyên thực hiện các nhiệm vụ đột kích tấn công nhanh các khu vực hậu phương, cắt đứt thông tin liên lạc, đánh phá các nhà máy, kho tàng, bến bãi và các mục tiêu giá trị cao.

Lữ đoàn dù chuyên thực hiện các hoạt động thâm nhập sâu vào bên trong lãnh thổ đối phương bằng đường không. Loại máy bay vận tải chủ lực của Triều Tiên là An-2. Để giảm khả năng bị phát hiện bằng radar, Triều Tiên đã sử dụng một số thành phần làm bằng gỗ trên máy bay cung cấp cho nó khả năng tàng hình nhẹ.

Với khung máy bay nhỏ, An-2 có thể hạ cánh trên đường cao tốc để đổ hoặc đón quân. Tuy nhiên, Triều Tiên thiếu các loại máy bay vận tải hiện đại. Mặt khác, Hàn Quốc sở hữu một lực lượng không quân và phòng không hùng hậu được trang bị rất hiện đại nên khả năng thâm nhập sâu bằng đường không rất hạn chế.

Lực lượng này chủ yếu triển khai quân bằng trực thăng dọc theo các khu vực biên giới hoặc những nơi mà Hàn Quốc có hệ thống phòng không thưa thớt.

Vụ đột nhập bất thành của lực lượng đặc biệt người nhái Triều Tiên và lãnh thổ Hàn Quốc năm 1996.

Lữ đoàn đặc biệt hàng hải chuyên thực hiện các hoạt động thâm nhập bằng đường biển, thu thập thông tin tình báo, tấn công các khu vực bãi biển sau lưng đối phương. Một trong những lợi thế của đơn vị này là Hải quân Triều Tiên có rất nhiều tàu ngầm mini chuyên thực hiện các nhiệm vụ thâm nhập vào bên trong vùng biển Hàn Quốc và rất khó phát hiện.

Đơn vị này có khả năng đổ bộ lên bờ biển Hàn Quốc từ 5.000-7.000 quân chỉ trong vài giờ, đây thực sự là một thách thức không nhỏ cho Hàn Quốc. Tên tuổi của lực lượng đặc biệt quân đội Triều Tiên được thế giới chú ý vào năm 1996 khi lực lượng này bí mật xâm nhập bờ biển Hàn Quốc.

Đơn vị người nhái của SOF cùng tàu ngầm mini lớp Sang-O đã bí mật xâm nhập bờ biển Hàn Quốc  vào ngày 15/9/1996 thả 3 nhóm lính đặc nhiệm tiến hành các hoạt động do thám các căn cứ của Hàn Quốc. Hai ngày sau, chiếc tàu ngầm này quay lại vị trí ban đầu để thu hồi nhóm lính đặc nhiệm.

Nhiệm vụ suýt nữa thành công nhưng không may chiếc tàu ngầm bị mắc cạn, sau nỗ lực giải cứu con tàu không thành, nhóm biệt kích SOF nhanh chóng bị phát hiện, họ chuyển sang di chuyển bằng đường bộ để đến khu phi quân sự DMZ. Cuộc trốn thoát của họ không thành, họ bị lực lượng đặc nhiệm Hàn Quốc sát hại, chỉ còn một người sống sót và bị bắt.

Việc xây dựng một lực lượng chiến đấu đặc biệt  có quân số đông nhất thế giới phần nào phản ánh quan điểm lo sợ bị Mỹ xâm lược. Tuy nhiên, việc duy trì một lực lượng quân sự khổng lồ như vậy cũng không giải quyết được hoàn toàn bài toán đảm bảo an ninh quốc gia. 

quốc việt

Theo Infonet

quốc việt

Theo Infonet

Bạn có thể quan tâm