Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Lừa tình lấy tiền ở Hong Kong nhiều hơn cướp ngân hàng

Số vụ lừa đảo qua Internet tại Hong Kong đang tăng mạnh do nhóm tội phạm hoạt động rất tinh vi, biết rằng cảnh sát khó lòng bắt chúng một cách dễ dàng.

Lừa tình để lấy tiền trở nên ngày càng phổ biến ở Hong Kong. Ảnh minh họa: Eastasia Forum.

Nhóm tội phạm ở Hong Kong đang nhận thấy việc trở thành những kẻ lừa đảo sẽ kiếm được khoản tiền béo bở hơn việc đi cướp bóc. Trong một thập kỷ qua, khu vực này đã chứng kiến số vụ lừa đảo tăng gấp 3 lần, SCMP đưa tin.

Theo dữ liệu được cảnh sát công bố, đã có tới 27.923 vụ lừa tiền trong năm 2022, tức là trung bình có 76 trường hợp được báo cáo mỗi ngày. Trong khi đó, các vụ cướp tại Hong Kong lại đang có xu hướng giảm từ 616 vụ vào năm 2012 xuống chỉ còn 77 vụ vào năm 2022.

Thống kê cũng cho thấy 1/3 tổng số tội phạm được điều tra vào năm ngoái đều liên quan đến hành vi giả mạo, lừa tiền so với tỷ lệ 1/10 vào năm 2012.

Một nguồn tin từ cảnh sát khẳng định với The Post, những tội phạm tại Hong Kong đang kiếm được nhiều tiền hơn bằng cách sử dụng các cuộc gọi điện thoại và tin nhắn nhắn để lừa nạn nhân, thay vì dùng súng để cướp ngân hàng.

Giải thích cho xu hướng trên, các quan chức thành phố cho rằng những kẻ lừa đảo qua điện thoại có nguy cơ bị bắt thấp hơn vì chúng có thể làm việc ẩn danh, ở khắp nơi trên thế giới. Bên cạnh đó, nhờ vào kỹ thuật số, chúng có thể dễ dàng lừa nạn nhân giao nộp thông tin cá nhân, số tài khoản ngân hàng hoặc tiền của họ, điều này gây khó khăn cho quá trình điều tra.

“Ngược lại, những tên cướp đường phố, cướp ngân hàng có nguy cơ bị bắt cao hơn, đặc biệt khi chúng đụng độ với cảnh sát trên đường phố", một cảnh sát nói.

Hơn 70% các vụ lừa đảo vào năm 2022 tại Hong Kong có liên quan đến Internet, với 22.707 trường hợp báo cáo về tội phạm công nghệ, dẫn đến thiệt hại hơn 407,7 triệu USD.

lua dao anh 1

Tội phạm công nghệ gia tăng nhanh tại Hong Kong. Ảnh minh họa: BCA.

Một số phương thức lừa đảo qua Internet khá phổ biến tại Hong Kong đã được liệt kê như sau:

Thông báo với nạn nhân rằng họ đang gặp rắc rối: Kẻ xấu tự xưng mình là quan chức thành phố và hù dọa nạn nhân rằng họ đang vướng vào một vụ án hình sự. Sau đó, những kẻ này yêu cầu người bị hại phải nộp các khoản tiền khổng lồ để chống lại các cáo buộc đó.

Kêu gọi đầu tư: Kot See-for, nhà sưu tập đồ cổ nổi tiếng của Trung Quốc, từng bị lừa 78.000 USD sau khi bị những kẻ lạ mặt trên mạng thuyết phục đầu tư vào vàng. Được biết, những kẻ này thường dụ dỗ các con mồi của chúng bằng các khoản đầu tư với rủi ro thấp và lợi nhuận cao. Tuy nhiên, hầu hết kế hoạch này đều không tồn tại.

Lừa tình: Những vụ lừa tình, lấy tiền đang trở nên ngày càng phổ biến tại Hong Kong. Năm 2022, cảnh sát nhận được báo cáo của 1.533 nạn nhân với số tiền thất thoát lên đến 89.000 USD. Những kẻ lừa tình thường kết bạn với con mồi tiềm năng qua các nền tảng Internet và ứng dụng hẹn hò, sau đó chúng giả vờ thể hiện tình cảm để quyến rũ đối phương và mồi chài họ chi ra những số tiền lớn để đầu tư.

Lừa đảo tuyển dụng: Những kẻ xấu sẽ gửi lời mời làm việc giả qua tin nhắn với mức lương hấp dẫn. Sau đó, chúng yêu cầu nạn nhân phải thực hiện các nhiệm vụ mất tiền để nhận lại được số tiền nhiều hơn.

Phương thức này đã đẩy tổng số vụ lừa đảo việc làm trực tuyến lên 2.884 vụ vào năm 2022, với thiệt hại được báo cáo là 58.000 USD.

Mua sắm điện tử: Chiêu trò của những tên tội phạm là dụ nạn nhân mua sắm bằng các quảng cáo ưu đãi hấp dẫn. Họ được yêu cầu chuyển tiền vào một tài khoản để được mua hàng. Sau khi các nạn nhân thanh toán, hàng hóa không được giao đi và người bán hàng giả không thể liên lạc được.

Cảnh sát Hong Kong đang ra sức nhắc nhở người dân nâng cao cảnh giác khi kết bạn trực tuyến và cần đề phòng với các cuộc gọi hoặc tin nhắn yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân hoặc tài khoản ngân hàng.

Raymond Siu Chak-yee, ủy viên cảnh sát, cho biết nhiều người Hong Kong không tin rằng họ có thể là nạn nhân của các vụ lừa đảo, sự chủ quan đó là một phần lý do khiến các kẻ tội phạm công nghệ cao manh động hơn.

"Bạn có thể trở thành con mồi của những trò lừa bất kể bạn là ai, trình độ học vấn hay địa vị thế nào. Quan trọng nhất, chúng ta nên thận trọng và đừng nảy lòng tham vì những lợi ích chưa rõ trước mắt", ông nói.

Cô gái tức giận vì người yêu tặng hàng giả, hàng nhái

Khi đem bán một số túi xách xa xỉ mà bạn trai tặng, cô gái người Hong Kong mới phát hiện tất cả chúng đều là hàng giả, hàng nhái kém chất lượng.

Niềm vui và nỗi buồn của công việc

Tập truyện ngắn của nữ tác giả Jang Ryu Jin mang đến cái nhìn khác về cuộc sống của tầng lớp thanh niên ở Hàn Quốc. Chúng ta thường quen với hình ảnh những nam thanh nữ tú, chỉn chu trong bộ trang phục công sở, làm việc trong những cao ốc văn phòng sang trọng. Thực tế, áp lực công việc và khoảng cách giàu nghèo ngày càng lớn, khiến nhiều người trẻ không còn thiết tha với tình yêu, chuyện kết hôn hay sinh con. Các nhân vật của Jang Ryu Jin đều là những thanh niên bình thường mà người ta có thể gặp ở bất cứ đâu. Mỗi câu chuyện là một mảng màu sáng-tối đan xen, tạo nên bức tranh đa chiều về những khó khăn của người trẻ trong xã hội hiện đại.

Mỹ Mỹ

Bạn có thể quan tâm