Các giống lúa nhập là cao sản, lúa sóc đặc sản... có giá từ 4.700 - 5.000 đồng/kg. Do nhập bằng đường tiểu ngạch nên hải quan của cửa khẩu Tịnh Biên không nắm được số lượng.
Giá này thấp hơn trong nước nên thương lái miền Tây đang rủ nhau đi mua lúa Capuchia. Ông Lê Văn Lượng, thương lái ở Hậu Giang, cho biết, hiện nay các tỉnh như Đồng Tháp, Vĩnh Long và Tiền Giang đang thu hoạch lúa, nhưng mua lúa ở địa phương không lời bằng mua lúa Campuchia. Bình quân một chuyến đi mất 3 - 4 ngày, ghe ông mua đầy lúa sóc khoảng 25 tấn về xay ra bán gạo đặc sản nội địa, lãi gần 10 triệu đồng.
|
Khu vực biên giới Tịnh Biên - An Giang, mỗi ngày có hàng ngàn tấn lúa từ phía Campuchia nhập vào An Giang bằng đường tiểu ngạch để được tiêu thụ khắp ĐBSCL. Trong ảnh là môt điểm tập kết lúa Campuchia nhập qua cửa khẩu Tịnh Biên tại xã An Nông, huyện Tịnh Biên, nằm cập kênh Vĩnh Tế. Mỗi ngày có hàng trăm thương lái khắp đồng bằng sông Cửu Long về để mua lúa ngoại.
|
|
Do thấp hơn giá lúa trong nước nên rất đông thương lái đổ về đây thu mua. Theo các thương lái, phải mất 2-3 ngày họ mới mua đầy một ghe lúa Capuchia để chở đi tiêu thụ. Thông thường ghe mua lúa vùng biên giới là ghe loại lớn, từ 20 -60 tấn trở lên.
|
|
Các điểm tập kết lúa ngoại ở đây khá hoành tráng, nằm cập kênh Vĩnh Tế, là điểm thuận lợi cho hàng trăm thương lái các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long đổ về thu mua.
Trong ảnh: Ghe thuyền nối dài hàng km trên kênh Vĩnh Tế để chờ mua lúa ngoại. |
|
Nhiều thương lái mua lúa Campuchia cho biết, bình quân một ngày có hàng ngàn tấn lúa được xe tải lớn chở qua đây bán cho thương lái Việt Nam. Đa phần là các giống lúa cao sản, lúa sóc đặc sản…có giá từ 4.700 - 5.000 đồng/kg, thấp hơn giá lúa thường trong nước vài trăm đồng.
|
|
Những chiếc xe tải này chở lúa Campuchia qua cửa khẩu Tịnh Biên, khi xe chạy đến điểm tập kết sẽ sang tay cho các thương lái ở miền Tây. Do nhập lúa bằng đường tiểu ngạch nên hải quan của cửa khẩu Tịnh Biên không nắm được số lượng. |