Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Lữ khách Việt kể chuyện chu du ở xứ sở ‘Nghìn lẻ một đêm’

Tập du ký "Vàng son một thuở Ba Tư" của tác giả Nguyễn Chí Linh kể lại hành trình hai lần đến Iran theo cách thức khác nhau từ tiếng gọi của trái tim.

Lần đầu đến Iran vào mùa đông 2013, Nguyễn Chí Linh muốn ký ức tuổi thơ của mình thật trọn vẹn hơn với tập truyện Nghìn lẻ một đêm, những bộ phim đình đám như 300, Chúa tể của những chiếc nhẫn, Hoàng tử Ba Tư - Dòng cát thời gian và cả sự tò mò về một bức tranh sáng tối trên truyền thông về Iran, quốc gia bị cấm vận nằm bên vịnh Ba Tư.

Nguyễn Chí Linh quay lại Iran lần thứ hai để thực hiện ước mơ dang dở ngày nào là kết thúc tất cả các trục đường chính của “Con đường tơ lụa” khi những lối mòn xưa bị xê dịch theo dòng thời gian và biến mất. Iran ấn tượng đến mức tác giả nghĩ đến quốc gia ấy đầu tiên khi thực hiện hành trình xuyên Trung Á trong 3 tháng 20 ngày từ Tân Cương (Trung Quốc) lên Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ) vào mùa hè 2018.

Vang son mot thuo Ba Tu anh 1

Tác giả Nguyễn Chí Linh.

Đi trên con đường Hoàng gia, Chí Linh giải thích lý do Iran xưa kia có tên gọi là Persia - Ba Tư oai hùng. Bước qua con đường tơ lụa “cũ” từ đoạn Kerman đến Isfahan, người viết quan tâm nhiều tới kiến trúc sân vườn của các hoàng đế Ba Tư. Ý tưởng “Vườn treo Babylon” một thuở và nghệ thuật sử dụng nước chảy tràn qua từng bậc tam cấp được vương triều Mughal sử dụng để hình thành sắc thái riêng cho vùng đất Nam Á sau đó.

Những ngọn dầu trong lòng đất không bao giờ phụt tắt và chúng cháy tràn lan tự nhiên ở ngoài đồng. Nhìn thấy hiện tượng đó, các hoàng đế Ba Tư cho rằng đó chính là Hỏa thần Ahura Mazda bảo vệ vương quốc. Thành phố Yazd chính là chiếc nôi cội nguồn của Hỏa giáo và nơi đó còn lưu giữ tháp Yên lặng với tập tục điểu táng.

Vang son mot thuo Ba Tu anh 2

Bìa sách Vàng son một thủa Ba Tư.

Tìm hiểu về chiếc thảm bay trong tập truyện cổ tích Nghìn lẻ một đêm, Chí Linh được người Iran lớn tuổi giải thích ý nghĩa của những chiếc thảm trong vòng đời của con người. Ở thế giới bên kia, linh hồn sẽ bay trên chiếc thảm thần ngắm nhìn vương quốc rộng lớn thế nào cùng với sự đa sắc màu văn hóa.

Tập du ký Vàng son một thuở Ba Tư do gồm 248 trang với 5 chương nhỏ: Con đường Hoàng Gia, Trên cung đường tơ lụa xưa, Isfahan nơi một nửaa của thế giới, Trở lại Ba Tư mùa thu, Chiếc thảm Safavid.

Nguyễn Chí Linh cũng không còn xa lạ với bạn đọc với hai quyển sách được phát hành trong năm 2018 là Bốn mùa trên xứ Phù TangTrên con đường tơ lụa Nam Á. Anh chu du qua 63 tỉnh thành Việt Nam, 110 quốc gia trên thế giới và cũng quen thuộc với khán giả truyền hình trong chương trình Vui sống mỗi ngày của VTV3. Với hơn 300 bài báo giấy đã viết khi cộng tác cùng Tuổi Trẻ, Thanh Niên, Pháp luật TP HCM, Doanh Nhân Sài Gòn, Phụ Nữ TP HCM, Sài Gòn Giải Phóng, Sài Gòn Tiếp Thị… Nguyễn Chí Linh thường mang đến cho độc giả những nét mới lạ về các nền văn hóa trên khắp thế giới.

Bạn có thể quan tâm