Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Lối vào biển Đen tấp nập tàu chiến

Hải quân Nga và NATO đang tăng cường hiện diện và giám sát lẫn nhau tại phía đông Địa Trung Hải, khu vực cửa ngõ dẫn vào biển Đen, trong bối cảnh chiến sự leo thang ở Ukraine.

Crete là hòn đảo lớn và đông dân nhất của Hy Lạp, nằm trên tuyến hàng hải quan trọng tại Địa Trung Hải. Hòn đảo nằm đối diện eo biển Dardanelles, con đường bắt buộc phải đi qua để vào biển Đen.

Những ngày qua, từ đảo Crete, máy bay trinh sát của NATO liên tục cất cánh, thực hiện nhiệm vụ giám sát mọi động thái của Hải quân Nga. Lúc này, cả Nga và NATO đều tăng cường lực lượng tại Địa Trung Hải, theo AFP.

Nga tan cong Ukraine anh 1

Mỹ hiện có tàu sân bay USS Truman hoạt động ở Địa Trung Hải. Ảnh: AFP.

Địa Trung Hải "dậy sóng"

Trong bối cảnh Nga tiếp tục đổ quân vào Ukraine, trung úy Johann, sĩ quan chỉ huy máy bay do thám của NATO, cho biết việc giám sát mọi động thái tại Địa Trung Hải là cách để nhắc nhở Moscow vùng biển là khu vực NATO hoạt động.

Kể từ khi chiến sự bùng phát ở Ukraine, cả Washington lẫn Moscow đều tăng cường hiện diện tại Địa Trung Hải lên mức chưa từng có suốt nhiều thập niên.

"Chiến sự ở Ukraine đã thay đổi nhiều điều. Nước Mỹ đã trở lại. Tình hình hiện nay chưa từng xảy ra kể từ Chiến tranh Lạnh", Thibault Lavernhe, sĩ quan thông tin của quân đội Pháp tại Địa Trung Hải, cho biết.

Theo ông Lavernhe, Nga đã tăng cường số tàu chiến các loại, gồm khu trục hạm, khinh hạm, tàu ngầm, lên gấp đôi, thậm chí gấp ba. Tuy nhiên, đội tàu chiến Nga không thể tiếp ứng cho hạm đội đang hoạt động ở biển Đen bởi Thổ Nhĩ Kỳ đã cấm tàu chiến đi qua eo biển Bosphorus.

Địa Trung Hải có tầm quan trọng chiến lược với nền kinh tế thế giới. Theo ước tính của Bộ Ngoại giao Pháp, 65% nguồn cung năng lượng của EU và 30% thương mại toàn cầu đi qua Địa Trung Hải.

Nga tan cong Ukraine anh 2

Tàu chiến Hy Lạp hoạt động ở Địa Trung Hải. Ảnh: AFP.

Hàng chục thành phố, hải cảng sầm uất bậc nhất thế giới nằm bên bờ Địa Trung Hải, từ châu Âu, Bắc Phi cho tới Trung Đông.

Nhưng lúc này, vùng biển nhộn nhịp Địa Trung Hải đang dần nóng lên khi chứng kiến hoạt động bất thường của Hải quân Nga. Moscow hiện triển khai 20 tàu chiến tại Địa Trung Hải, ông Lavernhe cho biết.

Nga bắt đầu củng cố hiện diện quân sự ở Địa Trung Hải trong cuộc nội chiến ở Syria. Sau khi Moscow hỗ trợ Tổng thống Bashar al Assad đánh bại các lực lượng đối lập, Syria cho phép Nga triển khai tàu chiến tại Tartus, nơi hiện đã trở thành căn cứ sửa chữa, tiếp liệu của Hải quân Nga.

Các nhà quan sát cho hay lực lượng Nga ở Tartus được củng cố thêm sau khi chiến dịch quân sự ở Ukraine bắt đầu.

Phạm vi hoạt động của Hải quân Nga đang ngày càng mở rộng về phía tây bắc, đến tận Peloponnese của Hy Lạp, cửa ngõ vịnh Dardanelles - con đường dẫn vào Biển Đen.

Trong khoảng thời gian này, các lực lượng NATO tại Địa Trung Hải hầu như không có biến động lớn. Tuy nhiên, chiến sự ở Ukraine đã khiến Mỹ tăng cường hiện diện tại khu vực khi triển khai thêm tàu chiến trước đó hoạt động ở Đại Tây Dương.

"Ở đâu có lực lượng Mỹ, ở đó có người Nga. Các tàu chiến Nga đang được bố trí để giám sát hoạt động của lực lượng NATO", ông Lavernhe cho hay.

NATO tránh đối đầu Nga

Tại Địa Trung Hải, lực lượng NATO theo dõi các hoạt động trên biển từ các máy bay giám sát như dòng Atlantique 2 đóng tại căn cứ Souda trên đảo Crete.

Atlantique 2 là máy bay tuần tra tầm xa do Pháp sản xuất. Chúng được trang bị radar, camera giám sát hiện đại, các hệ thống có khả năng phát hiện từ trường và thu tín hiệu radar.

Máy bay do thám của NATO sẽ thu thập tín hiệu từ tất cả tàu thuyền mà nó phát hiện tại Địa Trung Hải, từ đó xác minh nguồn gốc xuất xứ của các con tàu ấy.

"Tất cả tàu thuyền dài hơn 12 m phải được đăng ký và có đèn hiệu theo dõi hoạt động. Nếu không, chúng tôi sẽ yêu cầu họ chứng minh không tham gia các hoạt động bất hợp pháp", Laurent, sĩ quan phục vụ trên một máy bay Atlantique 2, cho biết.

Nga tan cong Ukraine anh 3

Tàu chiến Nga hoạt động tại biển Đen. Ảnh: AFP.

Thông tin mà máy bay do thám thu thập sau đó được chia sẻ với bộ chỉ huy NATO và các nước thành viên.

Tầm hoạt động của các máy bay do thám NATO bao trùm toàn bộ khu vực biển Đen. Tuy nhiên, trung úy Johann cho biết máy bay NATO hạn chế hoạt động tại khu vực nhạy cảm để tránh nguy cơ khiêu khích Nga.

"Chúng tôi không tham gia vào cuộc khủng hoảng ở khu vực. Mục tiêu của chúng tôi đơn giản chỉ là bảo vệ an ninh châu Âu", trung úy Johann nói.

Trước đó, NATO cũng nhanh chóng củng cố lực lượng tại các quốc gia thành viên tại khu vực Đông Âu để đối phó đe dọa từ Nga.

NATO đã triển khai bổ sung 4 nhóm tác chiến tới Bulgaria, Hungary, Romania và Slovakia, đồng thời củng cố khả năng phòng thủ tại các nước Baltic với những hệ thống phòng không hiện đại hơn.

Theo báo cáo của Quốc hội Anh, hiện có 40.000 binh sĩ nằm dưới quyền điều động trực tiếp của Bộ chỉ huy NATO đang được triển khai ở Đông Âu. Đồng thời 130 máy bay, 140 tàu chiến NATO được đặt trong trạng thái báo động cao.

Video Nga phóng tên lửa Kalibr tấn công mục tiêu ở Ukraine Bộ Quốc phòng Nga ngày 22/4 tuyên bố tàu chiến từ Biển Đen phóng tên lửa hành trình Kalibr nhắm mục tiêu lực lượng Ukraine tại ga tàu Meliorativnoye, tỉnh Dnipropetrovska.

Quan chức các nước lại rời phòng họp khi đại diện Nga phát biểu

Quan chức nhiều nước rời khỏi phòng ngay khi đại diện Nga phát biểu tại cuộc họp trong khuôn khổ Ngân hàng Thế giới và Quỹ Tiền tệ Quốc tế hôm 22/4.

Nhật Bản cáo buộc Nga 'chiếm đóng trái phép' 4 đảo

Lần đầu tiên kể từ năm 2003, Sách Xanh ngoại giao Nhật Bản chỉ trích gay gắt Nga liên quan tới các đảo mà hai nước có tranh chấp về chủ quyền.

Duy Anh

Bạn có thể quan tâm