Tại phòng khám ở Panama, chúng tôi đã điều trị cho nhiều bệnh nhân mắc phải các bệnh mạn tính mà bác sĩ của họ bảo rằng ít có hy vọng được chữa khỏi, nhưng không có căn bệnh nào làm trái tim tôi cảm thấy đau đớn như tự kỷ.
Chứng bệnh tàn bạo, ảnh hưởng toàn bộ gia đình
Nhiều người bệnh mạn tính bị sụp đổ bởi cách nó thay đổi cuộc sống và sắp xếp lại kế hoạch tương lai của họ. Không giống như các bệnh đến muộn trong cuộc sống, với chứng tự kỷ, sự suy sụp thường tàn bạo hơn và hầu như luôn ảnh hưởng đến toàn bộ gia đình.
Nhiều bậc cha mẹ nhận ra con của họ có những khác biệt từ sớm - thường là vào thời điểm một đến hai tuổi - và cuối cùng thì nhận được chẩn đoán từ bác sĩ. Tuy nhiên, một nhóm nhỏ các gia đình có trẻ bị tự kỷ có một câu chuyện hoàn toàn khác: đứa trẻ vui vẻ và khỏe mạnh, trải qua tất cả các mốc phát triển, và đột nhiên một ngày tất cả đều dừng lại.
Chúng yếu ớt, không phản ứng với những nụ cười và cái ôm của cha mẹ và, trong nhiều trường hợp, trải qua những tháng ngày chỉ với hành vi lặp đi lặp lại, gây nhiều phiền nhiễu - chẳng hạn như lắc lư, lặp lại các cụm từ giống nhau, hoặc làm các hành động tương tự các khối xếp hình.
Đối với các gia đình sống với trẻ tự kỷ, sự đau khổ to lớn hơn rất nhiều vì mất hy vọng. Khi bạn bị ảnh hưởng bởi một bệnh lý mạn tính ở tuổi 50, bạn đã sống một phần lớn cuộc đời và tạo ra một số kỷ niệm đẹp. Còn khi một đứa trẻ được chẩn đoán mắc chứng tự kỷ, tương lai của nó trông thật ảm đạm. Cha mẹ không thể không lo lắng về việc con của họ sẽ sống ra sao sau khi họ ra đi.
Thật không may là tự kỷ lại rất phổ biến, và số lượng trẻ em được chẩn đoán mắc phải căn bệnh này ngày càng tăng. Ngày nay, cứ mỗi 68 trẻ em, một trong số đó đã được chẩn đoán mắc chứng tự kỷ, phổ biến hơn cả bệnh ung thư ở trẻ em, bệnh tiểu đường ở trẻ vị thành niên và AIDS trẻ em kết hợp lại. Và số liệu thống kê của chính phủ cho thấy rằng số trẻ em được chẩn đoán mắc chứng tự kỷ đang gia tăng với tốc độ từ 10 đến 17% mỗi năm.
Điều này có thể là do chúng ta đang chẩn đoán tốt hơn, hoặc có thể là do sự gia tăng của các yếu tố gây ra bệnh - có thể là do ảnh hưởng của môi trường hay yếu tố di truyền. Các nghiên cứu khác cho thấy người mẹ đã bị nhiễm vi rút hoặc nhiễm độc hóa học.
Đối với các gia đình sống với trẻ tự kỷ, sự đau khổ to lớn hơn rất nhiều vì mất hy vọng. Nguồn: tfn.scot. |
Một số bằng chứng thu thập được trong 30 năm qua cho thấy chứng tự kỷ có thể do viêm hệ thần kinh trung ương gây ra. Chúng tôi nhận ra đây là “lối thoát” mà liệu pháp tế bào gốc có thể hỗ trợ vì khả năng của các tế bào gốc là giúp chống viêm.
Nhóm của chúng tôi đã công bố một bài báo khoa học về lý do sử dụng tế bào gốc cuống rốn để điều trị bệnh tự kỷ vào năm 2007. Nó được xuất bản trên tạp chí Journal of Translational Medicine. Đây là một trong những bài báo được truy cập và trích dẫn nhiều nhất, hơn 74.000 lần.
Nếu viêm và rối loạn miễn dịch là nguyên nhân gây ra các triệu chứng của bệnh lý tự kỷ, thì việc điều trị viêm có thể giúp giảm bớt các triệu chứng. Chúng tôi suy đoán rằng nếu chúng ta có thể tiêm tế bào gốc trung mô vào trẻ bị tự kỷ, những tế bào này sẽ tiết ra các yếu tố làm giảm viêm và giúp cân bằng hệ thống miễn dịch.
Nếu các tế bào hoạt động, như chúng đã làm với rất nhiều bệnh lý khác, chúng tôi thực sự có thể giúp những đứa trẻ và gia đình chiến đấu chống lại căn bệnh quái ác này và sống một cuộc sống bình thường hơn, như chúng tôi đã làm với Anthony.
Quỹ Marcus đã tài trợ nghiên cứu tế bào gốc tại Đại học Duke và Đại học Miami cho trẻ tự kỷ. Họ đang chiêu mộ ứng viên cho lần thử nghiệm lâm sàng giai đoạn II để kiểm tra tính hiệu quả của cả tế bào gốc cuống rốn có nguồn gốc từ người hiến tặng và của chính bệnh nhân. Bernie Marcus, người sáng lập Quỹ Marcus, tin rằng một khi kết quả của những thử nghiệm lâm sàng được công bố, cha mẹ của trẻ tự kỷ sẽ thúc đẩy các nhà lập pháp vượt qua các dự luật nghiên cứu về tế bào gốc đối với số trẻ em đang tuyệt vọng trong việc điều trị này.