Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Lợi nhuận 33.000 tỷ đồng và trách nhiệm với xã hội

Đạt lợi nhuận siêu khủng (hơn 33.000 tỷ đồng) nhưng không rõ 2 tập đoàn viễn thông lớn nhất Việt Nam (Viettel, VNPT) có thật sự đặt lợi ích của hàng chục triệu người dùng lên trên hay không?

Lợi nhuận 33.000 tỷ đồng và trách nhiệm với xã hội

Đạt lợi nhuận siêu khủng (hơn 33.000 tỷ đồng) nhưng không rõ 2 tập đoàn viễn thông lớn nhất Việt Nam (Viettel, VNPT) có thật sự đặt lợi ích của hàng chục triệu người dùng lên trên hay không?

Năm 2012, trong bối cảnh kinh tế khủng hoảng, hàng loạt doanh nghiệp phá sản, đóng cửa hoặc thua lỗ trầm trọng, tập đoàn Viễn thông quân đội (Viettel) đạt lợi nhuận gần 25.000 tỷ đồng, còn tập đoàn Bưu chính Viễn thông (VNPT) là 8.500 tỷ đồng. Tổng cộng 2 tập đoàn trên có lợi nhuận tới 33.500 tỷ đồng – một con số trong mơ với bất kỳ một doanh nghiệp nào tại Việt Nam. Theo dự đoán, trong năm 2013, cả 2 tập đoàn này đều đạt lợi nhuận cao hơn.

Đầu năm 2013, dư luận rộ lên câu chuyện về dịch vụ nhắn tin miễn phí làm “thiệt hại” doanh thu nhà mạng và tất nhiên có ảnh hưởng tới lợi nhuận của những tập đoàn khổng lồ nói trên. Theo ước tính của một lãnh đạo MobiFone, các dịch vụ nhắn tin miễn phí mỗi năm làm họ thất thu cả nghìn tỷ đồng; còn ông Đỗ Vũ Anh -Trưởng ban Viễn thông của VNPT thì ước tính là thất thu khoảng 10% doanh thu nhà mạng… Vì thất thu, đại diện của các ông lớn viễn thông này đề xuất chặn dịch vụ nhắn tin miễn phí để bảo vệ lợi nhuận của mình.

Nhà mạng đề xuất chặn dịch vụ OTT để bảo vệ lợi ích của mình mà chưa tính tới lợi ích của người tiêu dùng.

Sự bùng nổ của các ứng dụng OTT như nhắn tin, gọi điện miễn phí qua mạng đang là một xu thế trên thế giới. Lĩnh vực viễn thông di động tại Việt Nam là một chiến trường vô cùng khốc liệt và các nhà mạng đều giương cao khẩu hiệu đặt lợi ích của khách hàng lên trước tiên. Thế nhưng, khi một dịch vụ mới ra đời, đem lại lợi ích lớn cho người dùng và đại diện cho xu hướng công nghệ mới thì họ lại cùng hô hào và đề xuất ngăn chặn không cho khách hàng sử dụng. Quyền lợi của khách hàng lúc này đang được các nhà mạng Việt Nam xếp ở đâu so với hàng nghìn tỷ đồng mà họ muốn tận thu của khách hàng trong bối cảnh kinh tế đang cực kỳ khó khăn và người người, nhà nhà đều muốn tiết kiệm chi phí?

Trong đề xuất chặn dịch vụ nhắn tin miễn phí này, hàng nghìn tỷ đồng mà các nhà mạng nói rằng họ bị “thiệt hại” thực chất là những lợi ích mà người tiêu dùng được hưởng và những ông lớn viễn thông đang thu lợi nhuận hàng chục nghìn tỷ đồng đang muốn đòi lại. Liệu hàng chục triệu người dùng điện thoại di động Việt Nam có đồng ý để nhà mạng chặn các dịch vụ nhắn tin miễn phí và nộp tiền cho nhà mạng cái mà họ đang được dùng không phải trả tiền? Thời gian sẽ cho câu trả lời.

Tuy nhiên, có một điều chắc chắn, việc tận thu từ người tiêu dùng hàng nghìn tỷ đồng từ dịch vụ mà các doanh nghiệp khác đang phục vụ miễn phí không phải là cách làm thể hiện trách nhiệm xã hội của những tập đoàn hàng đầu Việt Nam, nhất là trong bối cảnh những tổ chức này đang có lãi hàng chục nghìn tỷ đồng, còn nền kinh tế đang ở giai đoạn cực kỳ khó khăn.

Trả lời Thời báo Kinh tế Việt Nam về việc liệu các nhà mạng có thể tự tìm cách hạn chế OTT nếu họ muốn không, ví dụ như... tăng giá cước 3G, ông Nguyễn Thế Tân, Phó tổng giám đốc công ty cổ phần Truyền thông Việt Nam (VC Corp) nói: 

Có lẽ là, muốn hạn chế cũng không hạn chế được. 

Nếu nhà mạng hạn chế dịch vụ này người ta sẽ dùng dịch vụ khác. Thứ hai, người tiêu dùng có thể nhắn qua wifi, vì hiện vùng phủ sóng của wifi khá tốt. Cuối cùng thì người ta vẫn không sử dụng dịch vụ truyền thống của nhà mạng.  

Bản chất thị trường là cạnh tranh, cơ quan nhà nước thì không có lý do gì cấm người dùng sử dụng dịch vụ đấy. Chỉ cần một trong các nhà mạng không hạn chế dịch vụ này thì người tiêu dùng sẽ chuyển sang dịch vụ được miễn phí. Nên, các nhà mạng muốn hạn chế cũng không hạn chế được, và cũng không có lý do gì để hạn chế.  

 Theo Giáo dục Việt Nam

 Theo Giáo dục Việt Nam

Bạn có thể quan tâm