Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Lời kể của bác sĩ đưa người trái phép sang châu Âu

"Đưa người sang châu Âu là ngành kinh doanh thu lời lớn. Họ tin tưởng vì tôi là bác sĩ”, một kẻ điều hành trong đường dây buôn người tại Thổ Nhĩ Kỳ, nói.

Dân địa phương trên đảo Lesbos của Hy Lạp đưa tay giúp một người tị nạn Syria sau khi anh nhảy khỏi chiếc xuồng và cố bơi vào bờ hôm 17/9.
Dân địa phương trên đảo Lesbos của Hy Lạp đưa tay giúp một người tị nạn Syria sau khi anh nhảy khỏi chiếc xuồng và cố bơi vào bờ hôm 17/9. Ảnh: Reuters

Abu Mahmoud giàu hơn trước đây khi còn là bác sĩ tại thành phố Aleppo của Syria. Abu thu 100.000 USD mỗi tháng nhờ hoạt động chuyển người Syria sang các quốc gia châu Âu.

Abu luôn bận rộn. Cuộc phỏng vấn giữa người đàn ông này và phóng viên Telegraph tại một quán cà phê ở thủ đô Istanbul của Thổ Nhĩ Kỳ gián đoạn bởi nhiều cuộc gọi.

Quán cà phê nằm ở khu giao cắt chính đông đúc. Đó là nơi hàng nghìn người tị nạn tập trung tại quảng trường xung quanh ga tàu và ở trong một công viên gần đó.

Abu công khai hoạt động chuyển người. Khi phóng viên trò chuyện với cựu bác sĩ, y nhận nhiều cuộc gọi từ khách hàng. Một số khác là đồng bọn của Abu. Họ gọi cho Abu để thông báo, cảnh sát đang chặn một xe buýt chở người tị nạn và áp giải về thành phố. “Hãy nói với những người tị nạn rằng, họ sẽ không phải ở lại thêm một đêm nữa ở Istanbul. Tôi sẽ đưa họ về thẳng thành phố”, Abu trả lời.

Abu cũng nhận cuộc gọi khác từ một gia đình cầu xin y đưa họ tới Hy Lạp. “Điều này là không thể cho tới khi anh của bạn chuyển tiền cho tôi”, Abu nói khi đề cập tới họ hàng của người ở đầu dây bên kia. Anh ta yêu cầu tới châu Âu nhưng chưa trả số tiền 1.100 USD cho chuyến đi.

Một ngày trước cuộc trò chuyện với phóng viên Telegraph, cảnh sát tới văn phòng của Abu và yêu cầu anh hối lộ 1.000 USD để họ phớt lờ việc làm phạm pháp của cựu bác sĩ.

4 tháng trước, khi tên của Abu xuất hiện trong danh sách truy nã của Tổ chức Cảnh sát Hình sự Quốc tế (Interpol), hắn kiểm tra thông tin này bằng cách liên hệ một tướng của lực lượng cảnh sát Syria.

Vào thời điểm đó, Abu sống tại thành phố Mersin của Thổ Nhĩ Kỳ. Mersin nằm trên bờ biển phía đông nam, gần Syria và là điểm cuối của hành trình từ Lebanon mà người tị nạn phải vượt qua để tới châu Âu. Khi ấy, Abu điều hành những thuyền lớn với hàng trăm khách tới Italy. Hắn thu nhiều lợi nhuận từ phi vụ này, nhưng sau đó phải dừng toàn bộ hoạt động.

Sau khi trả nợ và có khoản tiền khách hàng đặt cọc cho những chuyến đi mới, Abu bắt đầu lại công việc buôn người của mình.

Khởi đầu

Nhóm người tị nạn Afghanistan và Syria cố bơi về đảo Lesbos khi xuồng của họ hỏng động cơ lúc vượt qua biển Aegean từ Thổ Nhĩ Kỳ ngày 18/9.
Nhóm người tị nạn Afghanistan và Syria cố bơi về đảo Lesbos (Hy Lạp) khi xuồng của họ hỏng động cơ lúc vượt qua biển Aegean từ Thổ Nhĩ Kỳ ngày 18/9. Ảnh: Reuters

Cuộc chiến tại Syria và những diễn liên quan đã biến hàng nghìn người dân bình thường như Abu thành tội phạm.

Khi quân nổi dậy tiến dần và chiếm đóng một nửa thành phố Aleppo tháng 7/2012, Abu ngừng hoạt động chuyển lậu người. Chế độ của Assad săn tìm Abu vì anh ta đã điều trị cho các nhà hoạt động và phiến quân bị thương. Trong khi đó, các phần tử nổi dậy cho rằng, Abu ủng hộ chế độ Assad. Vì vậy, anh ta phải chạy trốn.

Khi quyết định tới châu Âu, Abu bắt đầu hành trình từ Thổ Nhĩ Kỳ và đặt chỗ trên một con tàu cùng hai anh em họ và một người bạn. Abu kể rằng, anh ta thấy cảnh phụ nữ và trẻ em chết đuối trước mắt dù đã cố gắng cứu họ. Anh em nhà Abu đều có thể bơi và sống sót trong 11 tiếng dưới nước trước khi được cứu.

Sau chuyến đi đó, Abu lập mạng lưới liên lạc giữa kẻ buôn lậu và người tị nạn Syria. Y trở thành mắt xích quan trọng trong đường dây chuyển người tại Thổ Nhĩ Kỳ.

“Ban đầu, tôi không chấp nhận bất kỳ lời đề nghị vượt biển nào. Sau đó tôi thấy mình cần tiền để sống và nuôi gia đình. Trong khi đó, vận chuyển người là một ngành kinh doanh thu lời”, Aby nói. Cuối cùng, y chấp nhận các yêu cầu của mọi người và thành lập mạng lưới vận chuyển. “Họ tin tưởng vì tôi là một bác sĩ”, y nhấn mạnh.

Thu lời

Một người đàn ông Syria kiệt sức sau chuyến vượt biển nguy hiểm. Ảnh: Reuters
Một người đàn ông Syria kiệt sức sau chuyến vượt biển nguy hiểm. Ảnh: Reuters

Tại thành phố Mersin, Abu tự mua thuyền từng qua sử dụng để chở người tị nạn tới Italy. Cảnh sát bảo vệ bờ biển nước này sẽ tịch thu thuyền nếu phát hiện ra chúng. Cựu bác sĩ thu khoảng 5.000 USD cho mỗi người tị nạn muốn vượt biên. Với số tiền này, Abu có thể bù lỗ vào số tiền mà hắn bỏ ra để mua thuyền bị cảnh sát thu giữ.

Tại thành phố Istanbul, Abu điều hành mạng lưới qua các băng nhóm xã hội đen Thổ Nhĩ Kỳ. Y có 15 nhân viên chuyên tìm kiếm khách hàng và đưa họ tới bờ biển. Trong khi đó, các thành viên băng đảng lái thuyền. Abu trả cho mỗi tên này khoảng 850 tới 1.100 USD. Do đó, trung bình mỗi nhân viên của y nhận 250 USD cho mỗi chuyến vượt biển.

Theo kẻ buôn lậu, y chuyển trót lọt 8.000 tới 9.000 người tới Italy và Hy Lạp trong hai năm qua mà không lần nào gặp sự cố thuyền chìm hoặc người chết đuối.

Abu cho rằng việc chuyển lậu người tới Hy Lạp khó khăn hơn sang Italy dù y đã hối lộ hàng nghìn USD cho cảnh sát Thổ Nhĩ Kỳ. “Đưa người đi từ Hy Lạp sẽ dễ dàng hơn vì họ mở cửa đường biên”, Abu nói.

Abu nói rằng hành trình vượt biên dễ hay khó thể hiện qua giá mỗi lần vận chuyển. Vượt biển tới Đức hiện là sự lựa chọn “rẻ” mà hợp lý.

Mỗi chuyến tới Hy Lạp có giá 1.100 USD một người. Mỗi hành trình tới Đức có giá 2.500 USD, trong khi tới Thụy Điển hay Na Uy là 3.400 hoặc 4.500 USD.

Mong đợi cuộc sống tốt hơn

Hàng chục nghìn người dân Syria chạy trốn khỏi cuộc chiến tại quê hương với mong muốn về một cuộc sống tốt hơn ở châu Âu.  Ảnh:
Hàng chục nghìn người dân Syria chạy trốn khỏi cuộc chiến tại quê hương với mong muốn về một cuộc sống tốt hơn ở châu Âu. Ảnh: EPA

Fatima Feytrouni, một người dân của thủ đô Damascus, chờ trong công viên để tìm đường tới miền đất hứa châu Âu cho cô và con gái Nadia (9 tuổi).

Fatima nói rằng, nhà của cô giờ tan hoang trong khi người dân tại Thổ Nhĩ Kỳ có thái độ phân biệt. Họ không chấp nhận cô và gia đình.

“Chúng tôi không có tương lai khi ở Syria. Tôi muốn tìm một cuộc sống tốt hơn cho con. Nếu ở lại quê hương, chúng tôi sẽ chết. Nếu lên thuyền để tới châu Âu, cơ hội sống sót của chúng tôi là 50%”, cô nói.

Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ đang dần cạn nguồn tiền hoặc sự kiên nhẫn. Ông Oktay nói rằng, cho tới nay,  Istalbul đã chi 6 tỷ USD để trợ giúp người tị nạn, nhưng chỉ nhận số tiền hỗ trợ là 417 triệu USD từ Liên Hợp Quốc và các tổ chức khác.

Ngay cả kẻ kiếm lời từ việc buôn người như Abu cũng nhìn thấy tương lai ở châu Âu. Anh ta đã gửi con trai 11 tuổi tới Hà Lan cùng một người bạn. Abu hy vọng rằng một trẻ vị thành niên như con của y khi không có người giám hộ sẽ được giới chức địa phương ưu tiên.

Đường tới châu Âu của người di cư vượt biển

Ngủ giữa đường cao tốc, gặp nguy hiểm bất cứ lúc nào khi lênh đênh trên xuồng quá tải và kiệt sức khi tới bờ là thách thức mà người tị nạn phải đối mặt để đặt chân tới châu Âu.

Hải Anh

Bạn có thể quan tâm