Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Lợi ích của TPP cho các nước thành viên

Giảm thậm chí loại bỏ hàng rào thuế quan, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của các nước ký TPP là những lợi ích mà 12 thành viên của hiệp định, gồm Việt Nam, có thể hưởng.

Mở khóa tăng trưởng cho tương lai

Lãnh đạo các quốc tham gia TPP tại một hội nghị năm 2010. Ảnh: Wikipedia
Các nhà lãnh đạo các quốc tham gia TPP tại một hội nghị năm 2010. Ảnh: Bloomberg

Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) là một trong những thỏa thuận thương mại tự do tham vọng nhất từ sau Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ năm 1990. Những người ủng hộ coi đây là con đường để các nước thành viên thúc đẩy tăng trưởng trong tương lai.

Được ví như một con tàu khổng lồ sắp cập bến, có thể lễ ký TPP sẽ diễn ra tại Washington Mỹ cuối năm 2015, sau quá trình đàm phán gần 10 năm. TPP sẽ mang lại lợi ích cho 12 nước ký kết - gồm Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore, Mỹ và Việt Nam. 

Theo BBC, TPP sẽ giảm đáng kể và thậm chí loại bỏ hàng rào thuế quan giữa các thành viên, thúc đẩy hoạt động buôn bán hàng hóa và dịch vụ. Giới chuyên gia cũng kỳ vọng TPP sẽ đẩy mạnh dòng vốn đầu tư và sự tăng trưởng kinh tế của các thành viên.

12 quốc gia đàm phán TPP đều là thành viên của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC). Đây là một nhóm nền kinh tế đa dạng với tổng GDP lên tới 28.000 tỷ USD, chiếm 40% tổng GDP và 1/3 giao dịch thương mại toàn cầu, theo New York Times.

Sau lễ ký kết, hiệp định này có thể tạo ra một thị trường tiềm năng rất lớn đối với các doanh nghiệp trong khối. Mỹ sẽ đóng vai trò “quốc gia đầu tàu” vì họ là nền kinh tế lớn nhất thế giới và Washington đang coi châu Á – Thái Bình Dương là chìa khóa để mở cánh cửa tăng trưởng trong tương lai. Một số nhà phân tích thậm chí còn gợi ý rằng Mỹ có thể sử dụng TPP như một phương tiện làm suy yếu lợi ích kinh tế của Trung Quốc trong khu vực.

Ảnh hưởng của TPP đối với kinh tế Việt Nam

TPP đem lại nhiều lợi ích kinh tế cho Việt Nam. Ảnh:
TPP đem lại nhiều lợi ích kinh tế cho Việt Nam. Ảnh: Cogitasia.com

Nghiên cứu cho thấy, Việt Nam có thể là một trong những nước hưởng lợi nhiều nhất từ TPP. Hiệp định sẽ giúp Việt Nam cân bằng quan hệ thương mại với các thị trường trọng điểm, tránh phụ thuộc nhiều vào một quốc gia/khu vực duy nhất. TPP tạo cơ hội cho ngành xuất khẩu hưởng các ưu đãi thuế quan. Bên cạnh đó, Việt Nam còn có thể tiếp cận các thị trường rộng lớn như Mỹ, Nhật Bản.

Ngành may mặc là một ví dụ cụ thể về tác động của TPP tới các lĩnh vực sản xuất. Hiệp định sẽ giúp kim ngạch xuất khẩu may mặc và giày dép của Việt Nam đạt 165 tỷ USD trước năm 2025 (nếu không có TPP, con số này dừng ở mức 113 tỷ USD), theo nhận định của ông Nigel Cory, Trưởng bộ phận Nghiên cứu về Đông Nam Á của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS).

Các công ty dệt may nội địa và nước ngoài đã đẩy mạnh đầu tư tại Việt Nam để tận dụng lợi thế ưu đãi mà các nhà xuất khẩu may mặc của Việt Nam hưởng lợi theo hiệp định tự do. Như vậy, ngành dệt may Việt Nam không chỉ nhận ưu đãi từ thị trường Mỹ, mà còn đạt giá trị gia tăng lớn hơn trong chuỗi cung ứng. Khi TPP có hiệu lực, mức thuế xuất hàng dệt may từ Việt Nam sang Mỹ có thể giảm xuống gần bằng 0%, thay vì 17% như hiện nay.

Bước tiến quan trọng của TPP

Dù quốc hội Mỹ trao quyền "đàm phán nhanh" để ông Obama hoàn tất đàm phán Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), tuy nhiên TPP vẫn còn chặng đường dài trước mắt.

 

Hải Anh

Bạn có thể quan tâm