Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Lời cảnh báo với những giấc mơ đổi đời nơi xứ người

"Hành trình tử thần: Ghi chép từ nước Anh" là cuốn sách đầu tay của nhà báo Đào Duy Bình. Tác phẩm được anh thai nghén từ những ngày dài trải nghiệm ở nước Anh.

Hanh trinh tu than anh 1

Sách Hành trình tử thần. Ảnh: T.T.

Động lực thôi thúc tác giả viết Hành trình tử thần: ghi chép từ nước Anh là thảm kịch hàng chục công dân Việt tử nạn trong chuyến xe container vượt biên từ Pháp sang Anh qua eo biển Manche xảy ra năm 2019.

Nỗi buồn tha hương

Nói tới nước Anh, nhiều người nghĩ ngay đến hoàng tộc và cung điện Buckingham lộng lẫy, hoặc các đội bóng, trận cầu nảy lửa... Nhà báo Đào Duy Bình lại không thế, anh quan tâm tới xứ sở sương mù qua nỗi buồn của người Việt, của những con người tha hương, ra đi mà xốn xang lặng nhớ “bến nước quê tôi”.

Trong vòng hơn 10 năm, nhà báo Đào Duy Bình từng bốn lần đến đảo quốc Ăng-lê xa xôi. Ấn tượng để lại sâu sắc trong anh là nỗi cực nhọc của lao động người Việt nhập cư bất hợp pháp trong cuộc mưu sinh ở nơi quê người. Từ tận đáy lòng, tác giả dành hết tâm lực cho chuyến đi thứ tư vào hồi đầu năm nay để tìm hiểu các sự kiện liên quan tới vụ 39 chết người trong xe container đông lạnh khi trên đường tới nước Anh.

Tại nước Anh, tác giả thu thập tài liệu qua các cuộc gặp gỡ nhiều nhà báo nước ngoài, người dân địa phương, cảnh sát sở tại, Việt kiều... Với bút pháp chuyên nghiệp và từng trải, anh khắc họa từng chi tiết chân thật xung quanh cuộc vượt biên đẫm nước mắt của những thân phận xấu số.

Bằng lối ghi chép sinh động và nóng bỏng, Đào Duy Bình không chỉ kể về cơn ác mộng của những người lặn lội trên con đường vượt biên, mà còn bật mí không ít mảnh đời cầu thực mệt nhọc, gian truân trong một đất nước hoa lệ bậc nhất châu Âu.

Mọi ý tưởng làm giàu phải tuân thủ luật pháp và dựa trên tiêu chuẩn văn minh

Ý tưởng về cuốn sách nảy sinh nơi tác giả Đào Duy Bình bằng lời cảnh báo trên tấm áp phích: “Không có tương lai ở nước Anh cho người nhập cư bất hợp pháp”. Lời cảnh báo ấy đeo đẳng mãi trên số phận của những giấc mơ đổi đời. Nó tàn nhẫn bám chặt vào những con người túng quẫn bởi bát cơm manh áo, muốn dứt ra khỏi đói nghèo bằng chuyến phiêu lưu.

Sự thật là có người xui rủi phải bỏ mạng trên đường, có người may mắn thoát trót lọt và lay lắt qua ngày, cũng có số ít người thành công ở xứ người lạnh lẽo. Dẫu rơi vào hoàn cảnh nào, đa số người sống sót đều phải trải bao vất vả, lo toan nghiệt ngã để tồn tại trong thế giới không có chỗ yên ổn cho người nhập cư bất hợp pháp.

Người đi thì vậy, người ở lại đâu nhẹ lòng hơn. Đào Duy Bình cất công đi dọc suốt dải Bắc Trung bộ khắc khổ, tận mắt chứng kiến những hy vọng không nguôi và cả những thất vọng vô bến bờ về “miền đất hứa”. Đến Nghệ An, anh lặng lẽ thắp nhang cho những nạn nhân nằm xuống nơi đất khách.

Không chỉ riêng thời kỳ nào, đất nước nào, mọi ý tưởng tha thiết làm giàu đều phải được trân trọng. Nhưng không thể buông lỏng, để cho bọn bất nhân lôi kéo, lừa đảo người lương thiện nhẹ dạ đi vào ngõ cụt, hoặc bị vây hãm trong vị đắng hòa trộn tro tàn.

Phải bảo vệ nhân phẩm, tính mạng con người bằng những thói quen tuân thủ luật pháp, những tiêu chuẩn văn minh, bằng cả đạo đức và lương tri. Đó là điều mà nhà báo Đào Duy Bình muốn nói trong hơn 200 trang sách Hành trình tử thần.

Tự thú của một lữ khách

“Đi khi ta còn trẻ” là tác phẩm mới nhất của cây viết Trương Anh Ngọc, truyền tải những thông điệp tân tiến và tích cực của một người lữ hành.

‘Lữ khách và cõi trăng’ - một ‘Bắt trẻ đồng xanh’ của Hungary

“Lữ khách và cõi trăng” tái hiện hành trình kiếm tìm ý nghĩa của một chàng trai trẻ trong và sau kỳ trăng mật những tưởng chỉ có hoa hồng và những nụ hôn.

Lê Thanh Tâm

Bạn có thể quan tâm