Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Mini Magazine

Loạt chính sách chưa từng có tiền lệ trong bối cảnh cấp bách

Các chính sách tài khóa và tiền tệ trị giá 350.000 tỷ đồng được Quốc hội thông qua là chưa từng có tiền lệ, là động lực quan trọng để Việt Nam phục hồi và phát triển kinh tế.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh rằng với việc tổ chức thành công kỳ họp bất thường lần thứ nhất, Quốc hội đã có bài học quý để những kỳ họp “bất thường” trở thành hoạt động “bình thường”, nhằm đáp ứng kịp thời đòi hỏi cấp bách của thực tiễn.

Khi dịch Covid-19 bùng phát gây ra nhiều hệ lụy chưa từng có về y tế và kinh tế cho nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam; khi hàng triệu người phải ở nhà giãn cách xã hội, hàng trăm nghìn doanh nghiệp phải tạm thời ngừng hoạt động hoặc hoạt động chầm chừng; khi nền kinh tế chứng kiến giai đoạn giảm tốc kỷ lục trong lịch sử cũng là lúc Quốc hội tổ chức kỳ họp bất thường lần đầu tiên. Vấn đề cấp bách được đưa ra bàn luận, trách nhiệm, kịp thời.

Việc Quốc hội ban hành Nghị quyết số 43/2022/QH15 về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội là một điều chưa từng có tiền lệ. Nghị quyết tạo khung khổ pháp lý kịp thời đểChính phủ triển khai các hoạt động khôi phục sản xuất, kinh doanh, chăm lo an sinh xã hội. Những quyết định quan trọng và kịp thời đó được đông đảo cử tri, cộng đồng doanh nghiệp, người dân đón nhận.

Lan tỏa sản xuất kinh doanh

Chuyên gia kinh tế, đại biểu Quốc hội Trần Hoàng Ngân (TP.HCM) cho rằng việc tổ chức kỳ họp bất thường lần thứ nhất (tháng 1/2022) là điều đặc biệt, diễn ra trong bối cảnh đặc biệt của đất nước. Khi đó, nhiều địa phương trên cả nước phải căng mình chống dịch, hoạt động sản xuất kinh doanh gặp vô vàn khó khăn.

Ông đánh giá các cơ quan của Quốc hội, Chính phủ và cơ quan có liên quan cùng phối hợp, vào cuộc rấtnhanh chóng với rất nhiều nỗ lực để sớm trình Quốc hội các chính sách tài khóa và tiền tệ chưa từng có trong lịch sử kinh tế Việt Nam. Các chính sách được manh nha từ quý III/2021 với bài toán dần mở cửa, thích ứng với dịch bệnh để phục hồi kinh tế. Khi đó, cá nhân Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ ủng hộ sớm có một chính sách hỗ trợ đủ lớn lớn, bao phủ rộng.

chinh sach cap bach anh 1

Đại biểu Quốc hội Trần Hoàng Ngân (TP.HCM) cho rằng việc tổ chức kỳ họp bất thường lần thứ nhất (tháng 1/2022) là điều đặc biệt, diễn ra trong bối cảnh đặc biệt của đất nước. Ảnh: HH.

Trong quý IV/2021, các cơ quan của Chính phủ và Quốc hội đã làm việc liên tục, nhanh chóng để cùng thảo luận các chính sách sao cho vừa vặn với nền kinh tế, tránh những rủi ro có thể xảy ra. Đặc biệt, yêu cầu là phải thực hiện nhanh và dễ dàng, hỗ trợ đúng người, đúng thời điểm. Việc lấy ý kiến các chuyên gia, học giả, cộng đồng doanh nghiệp cũng được làm kỹ lưỡng.

Ông Trần Hoàng Ngân cũng nhấn mạnh Nghị quyết về chính sách tài khoá, tiền tệ để hỗ trợ chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội khi đưa ra thảo luận trước Quốc hội được các đại biểu cho ý kiến rất trách nhiệm, thẳng thắn, xây dựng. Từ thảo luận tổ đến thảo luận tại hội trường, các đại biểu đều có thời gian dài để nghiên cứu các tài liệu quan trọng. Các cơ quan của Quốc hội, Chính phủ đều tiếp thu, chỉnh lý một cách kịp thời, bài bản. Sau đó, Nghị quyết được các đại biểu tán thành với tỷ lệ rất cao (84,97%).

Đại biểu Nguyễn Hữu Toàn, Phó chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, ngân sách, nhấn mạnh Nghị quyết xác định quan điểm bám sát chủ trương, định hướng của Đảng, các nghị quyết của Quốc hội, kiên trì giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, nâng cao năng suất, chất lượng, năng lực cạnh tranh, tính tự chủ, khả năng chống chịu, thích ứng của nền kinh tế, đáp ứng kịp thời nhu cầu trước mắt và lâu dài.

Trong khi đó, Tổng thư ký, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường cho rằng những việc Quốc hội quyết định tại Kỳ họp bất thường lần thứ nhất nếu để đến khi Quốc hội họp thường kỳ vào tháng 5/2022 mới bàn thì sẽ làm lỡ thời cơ của đất nước. Những nội dung này không chỉ đáp ứng yêu cầu trước mắt cho năm 2022-2023, mà còn có ý nghĩa quan trọng cho cả nhiệm kỳ và những năm tiếp theo.

"Tất cả các khâu chuẩn bị và tổ chức kỳ họp đều thể hiện rõ tầm nhìn xa, trông rộng và sự vào cuộc chuẩn bị từ sớm, từ xa", ông nhấn mạnh.

Ông cũng đánh giá việc Quốc hội thông qua Nghị quyết về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ triển khai Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội có ý nghĩa rất quan trọng, cấp bách nhằm cụ thể hóa chủ trương của Đảng, các Nghị quyết của Quốc hội và đáp ứng yêu cầu thực tiễn.

Trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, tác động nghiêm trọng đến sự phát triển của đất nước, việc quyết định, triển khai các chính sách hỗ trợ đặc biệt, kịp thời, đột phá, có sức lan tỏa sẽ giúp sớm phục hồi nền kinh tế, tạo nền tảng cho sự phát triển trong những năm tới, không để Việt Nam rơi vào suy thoái kinh tế và suy giảm các động lực tăng trưởng trong dài hạn. Đồng thời, thể hiện cam kết mạnh mẽ của Việt Nam trong hỗ trợ, cải cách, tăng niềm tin của người dân, doanh nghiệp và tín nhiệm của quốc gia với các tổ chức quốc tế.

Loạt chính sách chưa từng có tiền lệ

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ khi phát biểu bế mạc kỳ họp bất thường lần thứ nhất đã nhấn mạnh quy mô gói chính sách tài khóa, tiền tệ được Quốc hội thông qua khoảng 350.000 tỷ đồng để chủ động phòng, chống dịch và hỗ trợ kịp thời cho phục hồi và phát triển bền vững kinh tế - xã hội.

Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh việc thực hiện các gói hỗ trợ tài khoá, tiền tệ cho phục hồi kinh tế lần này nhằm đảm bảo tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2021-2025 đạt 6,5-7%; lạm phát dưới 4%, ổn định vĩ mô và các cân đối lớn nền kinh tế.

Theo nghị quyết, gói giải pháp tài khoá gồm miễn, giảm thuế phí, đầu tư phát triển và một số chính sách tài khoá khác. Trong đó, riêng chính sách tăng chi cho đầu tư, phát triển (y tế, an sinh xã hội, việc làm, đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng...) từ nguồn ngân sách là 176.000 tỷ đồng trong 2 năm 2022-2023.


MỘT SỐ KHOẢN CHI TRONG CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA VÀ TIỀN TỆ

Nhãn Bảo đảm an sinh xã hội và hỗ trợ việc làm Đầu tư nâng cao năng lực y tế Hỗ trợ phục hồi doanh nghiệp Phát triển cơ sở hạ tầng

Tỷ đồng 53000 60000 110000 114000

Chính sách tài khoá cũng gồm khoản chi cho miễn giảm thuế, trong đó giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng trong năm 2022 với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang có mức thuế suất 10%, trừ lĩnh vực viễn thông, bảo hiểm, ngân hàng, khai khoáng...

Chính sách tiền tệ sẽ tập trung giải pháp để điều hành đồng bộ, linh hoạt các công cụ lãi suất, tiếp tục tiết giảm chi phí quản lý để phấn đấu giảm lãi suất cho vay tối thiểu 0,5-1% trong 2 năm; cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ, miễn giảm lãi suất vay với các khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch. Ngân hàng Chính sách xã hội sẽ tiếp tục được tái cấp vốn để cho vay trả lương ngừng việc, phục hồi sản xuất.

Ngoài ra, Việt Nam sẽ sử dụng tối đa 46.000 tỷ đồng từ các nguồn tài chính hợp pháp khác để nhập khẩu vaccine, thuốc điều trị và thiết bị, vật tư y tế phục vụ phòng, chống dịch. Gói hỗ trợ lần này cũng gồm khoảng 10.000 tỷ đồng từ các quỹ ngoài ngân sách như Quỹ dịch vụ viễn thông công ích, Quỹ phát triển khoa học, công nghệ.

Để có nguồn lực thực hiện các chính sách tài khoá, Quốc hội cho phép tăng bội chi ngân sách Nhà nước trong 2 năm (2022-2023) bình quân 1-1,2% GDP một năm, tối đa 240.000 tỷ đồng. Trong đó, bội chi năm 2022 tăng khoảng 1,1% GDP, tối đa 102.800 tỷ đồng so với dự toán Quốc hội đã quyết định. Mức bội chi tăng thêm năm 2023 sẽ được Chính phủ trình Quốc hội xem xét, quyết định sau khi tổng hợp kế hoạch, dự toán ngân sách Nhà nước.

Cũng tại Nghị quyết này, Quốc hội cho phép áp dụng một số cơ chế đặc thù trong năm 2022-2023. Nghị quyết này có hiệu lực tới hết năm 2023. Riêng chính sách tài khóa về đầu tư phát triển và các chính sách tài khoá khác được áp dụng cho năm ngân sách 2022-2023.

Quy mô đủ lớn, tính lan tỏa cao

Chia sẻ về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đánh giá Quốc hội đã có những quyết sách chưa từng có tiền lệ. Ông cho biết các cơ quan của Quốc hội và Chính phủ đã phối hợp với nhau, nghiên cứu rất bài bản dựa trên nhu cầu hỗ trợ của doanh nghiệp và người dân.

“Chúng ta hỗ trợ cả chiều cung và cầu, quy mô đủ lớn, thời gian đủ dài, có thể giải ngân được ngay, tránh dàn trải. Tinh thần triển khai phải nhanh, quyết liệt, đảm bảo tính công bằng, hài hòa”, ông nhấn mạnh.

Nói về quy mô tổng thể và phương thức huy động, Bộ trưởng cho biết Chính phủ đã nghiên cứu khó khăn sản xuất của doanh nghiệp, người dân, nghiên cứu nhu cầu hỗ trợ, khả năng huy động và hấp thụ của nền kinh tế. Do đó, Chương trình phục hồi kinh tế - xã hội có quy mô phù hợp, đối tượng, phạm vi và thời gian thực hiện rõ ràng

Mức giảm thuế năm 2022 được tính toán có thể thực hiện được ngay. Các lĩnh vực có thể nhận được hỗ trợ sớm gồm giao thông, cơ sở hạ tầng, y tế…

Ngoài ra, để có nguồn lực triển khai, Chính phủ sẽ tiết kiệm khoản chi, phấn đấu tăng thu, có lộ trình giảm thuế phù hợp, chống thất thu. Sau đó, Chính phủ mới tính đến huy động vay và vay bên ngoài. Lộ trình huy động và giải ngân cũng đã được tính toán. Riêng trong năm 2022 có thể giải ngân được khoảng 42% tổng số vốn, còn lại giải ngân trong năm 2023.

Ngoài ra, Chính phủ sẽ huy động ngay từ đầu Kiểm toán Nhà nước để chống tiêu cực, tham nhũng, lợi ích nhóm, báo cáo Quốc hội. Ông Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh việc triển khai sẽ nâng cao tính công khai, minh bạch, chống lợi ích nhóm và xin - cho.

“Chính phủ cũng đã nhận diện các giải pháp và rủi ro, nhất là áp lực lạm phát. Do đó, Chính phủ sẽ theo dõi thường xuyên diễn biến và có giải pháp kịp thời”, ông nói.

Trong khi đó, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng nhấn mạnh khi đưa tiền ra theo chính sách tài khóa, cơ quan này sẽ đảm bảo linh hoạt chính sách tiền tệ, theo sát diễn biến của thị trường chính sách tiền tệ trong nước. Mục tiêu là đảm bảo chương trình thực hiện thành công.

Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội tập trung vào 5 nhóm nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu với quy mô thực hiện dự kiến trong năm 2022-2023.

Thứ nhất, Chính phủ đề xuất chi khoảng 60.000 tỷ đồng để mở cửa nền kinh tế gắn với đầu tư nâng cao năng lực y tế, phòng, chống dịch bệnh.

Thứ hai, chi khoảng 53.000 tỷ đồng để đảm bảo an sinh xã hội và hỗ trợ việc làm.

Thứ ba, chi khoảng 110.000 tỷ đồng để hỗ trợ phục hồi doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh.

Thứ tư, chi khoảng 114.000 tỷ đồng cho phát triển kết cấu hạ tầng, khơi thông nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển.

Thứ năm, cải cách thể chế, cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh.

ĐBQH lo có lợi ích nhóm khi ồ ạt cho phép chuyển đổi mục đích đất

Theo các đại biểu quốc hội, việc ồ ạt cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất không phải là đất ở sang đất ở có thể khiến lợi ích rơi vào một số nhóm người, thất thoát ngân sách.

Hiếu Công

Bạn có thể quan tâm