Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Loạt bảo vật hoàng cung nghìn năm tuổi lần đầu được trưng bày

Nhiều cổ vật hoàng cung Thăng Long được khai quật từ năm 2002 lần đầu tiên ra mắt, thu hút nhiều du khách đến chiêm ngưỡng.

Bau vat hoang cung anh 1

Không gian trưng bày “Báu vật Hoàng cung Thăng Long” chính thức ra mắt tới công chúng từ ngày 8/9. Với những cổ vật đặc sắc nhất được khai quật tại Hoàng thành Thăng Long từ 2002 đến nay, trưng bày có 3 không gian, đặt tại Nhà N19 - Khu di sản Hoàng thành Thăng Long (Hà Nội) hứa hẹn mang đến những trải nghiệm mới mẻ cho du khách.


Bau vat hoang cung anh 2

Không gian triển lãm trưng bày nhiều hiện vật lần đầu ra mắt công chúng như: Chậu lớn đựng nước thời Trần (thế kỷ XIII - XIV).

Bau vat hoang cung anh 3

Mô hình kiến trúc men xanh lục thời Lê sơ, thế kỷ XV.

Bau vat hoang cung anh 4

Nắp hộp men xanh lục trang trí nổi hình rồng và vân mây thời Lý (thế kỷ XI - XII) là một trong những tiêu bản đặc sắc, minh chứng cho trình độ sản xuất gốm trắng thời Lý đạt đỉnh cao. Nắp hộp có đường kính 18,5 cm, hình nổi rồng uốn 18 khúc nằm trong vòng tròn ở giữa, xung quanh được bao bọc bởi vân mây hình thánh hoặc văn như ý, diềm ngoài là dải văn có chấm tròn nhỏ.

Bau vat hoang cung anh 5

Bình rượu gốm hoa nâu, thân tạo hình bông sen thời Lý (thế kỷ XI - XII).

Bau vat hoang cung anh 6

Đĩa gốm vẽ nhiều màu là đồ dùng của nhà vua thời Lê sơ. Đồ án hình rồng và vân mây được phác họa tinh tế bằng các nét vẽ màu xanh cobalt dưới men. Các bộ phận còn lại của con rồng được tô vẽ khéo léo bằng men đỏ, men xanh lá cây trên men, sau đó được phủ vàng thật lên trên các họa tiết trang trí.

Bau vat hoang cung anh 7

Tháp gốm hoa nâu có nắp, thân trang trí hoa sen dây của thời Trần (thế kỷ XIII - XIV).


Bau vat hoang cung anh 8Bau vat hoang cung anh 9

Mảnh đĩa gốm từ thời Lê sơ còn sót lại với họa tiết vẽ cảnh không gian sân vườn cùng lầu gác và nhân vật. Các loại đồ gốm sứ quý hiếm này phần nhiều chỉ tìm thấy các mảnh vỡ nhỏ. Dựa trên các nguồn tư liệu, các chuyên gia gốm cổ Việt Nam có thể tái tạo lại một số đồ án hoa văn vẽ trên loại đĩa lớn. Trưng bày độc đáo hơn khi lần đầu sử dụng công nghệ trình chiếu 3D mapping mô phỏng lại hoa văn độc đáo giúp du khách cảm nhận được rõ rệt vẻ đẹp sang quý của đồ gốm cung đình.

Bau vat hoang cung anh 10

Những đồ dùng của vua thời Lê sơ (thế kỷ XV) bao gồm một đĩa lớn hoa lam vẽ văn cánh sen, rồng, hoa trong cánh sen, 2 đĩa nhỏ hoa lam vẽ rồng, 2 bát gốm hoa lam vẽ rồng.

Bau vat hoang cung anh 11

Bát sứ men trắng mỏng thấu quang, trong lòng in nổi hình rồng và chữ Quan là đồ dùng của nhà vua thời Lê sơ (thế kỷ XV).

Bau vat hoang cung anh 12

Chậu gốm hoa nâu, thân trang trí chim và hoa sen thời Trần (thế kỷ XIII - XIV).

Bau vat hoang cung anh 13

Nhiều hiện vật như thanh kiếm cần tam khí thời Trần, lệnh bài “Cung nữ xuất mải bài” niên hiệu Quang Thuận thứ 7 (1466), trâm cài tóc, vòng đeo tay Đồng thời Lê sơ… mang đậm dấu ấn lịch sử Việt chốn hoàng cung.

Lần đầu tiên công bố hơn 300 cổ vật thuộc con tàu cổ bị đắm

Quảng Ngãi lần đầu tiên giới thiệu rộng rãi đến người dân, du khách hơn 300 cổ vật cùng một số bộ sưu tập bảo vật quốc gia trong chuyên đề "Tinh hoa di sản từ những con tàu cổ".

Gần 300 cổ vật được trưng bày ở Hải Phòng

Thủ tướng công nhận 12 hiện vật của Hải Phòng là bảo vật quốc gia. Dịp này, Bảo tàng thành phố cũng trưng bày gần 300 cổ vật cho người dân, du khách chiêm ngắm.

Thụy Trang

Bạn có thể quan tâm