Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Lo ngại 'phí chồng phí' nếu giao dịch chữ ký số

Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam đánh giá những quy định tại dự thảo Nghị định về chữ ký điện tử và dịch vụ tin cậy có thể làm tăng chi phí cho người dùng khi thực hiện giao dịch điện tử với các tổ chức tín dụng.

Hiệp hội Ngân hàng cho rằng khách hàng có thể bị “gánh” nhiều khoản phí nếu áp dụng chữ ký điện tử. Ảnh: Sở Ngoại vụ.

Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA) vừa có Công văn gửi Bộ Thông tin và Truyền thông (đơn vị chủ trì soạn thảo) góp ý dự thảo Nghị định quy định về chữ ký điện tử và dịch vụ tin cậy.

Cơ quan này tiếp tục kiến nghị điều chỉnh Điều 9 dự thảo Nghị định đồng thời cho rằng một số điểm trong dự thảo chưa phù hợp và sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của các tổ chức tín dụng cũng như làm tăng chi phí cho người dùng khi thực hiện giao dịch điện tử với các tổ chức tín dụng.

Cần chi phí lớn để duy trì chữ ký số

Cụ thể, VNBA cho biết các quy định tại dự thảo sẽ làm khách hàng (doanh nghiệp và cá nhân) phải thanh toán các khoản phí để được cấp, duy trì hiệu lực của chữ ký số với số tiền vô cùng lớn.

Hiệp hội lý giải ngay khi Luật Giao dịch điện tử 2023 và dự thảo Nghị định có hiệu lực, khách hàng giao dịch với ngân hàng trên môi trường điện tử phải mua chữ ký số của các tổ chức cung cấp chữ ký số công cộng (CA) và áp dụng vào các giao dịch trực tuyến với ngân hàng.

Điều này dẫn đến việc tốn kém chi phí cho toàn thể khách hàng trong khi các chi phí này người dân và doanh nghiệp phải chi trả.

Theo ước tính, chi phí chữ ký số có thể lên tới hàng nghìn tỷ đồng/năm và sẽ được ngân hàng thu lại từ khách hàng.

Hiện gần 80% người Việt Nam trưởng thành có tài khoản ngân hàng và nhiều ngân hàng đã có hơn 95% số lượng giao dịch được xử lý trên kênh số.

Nếu dự thảo Nghị định được thông qua thì các giao dịch như gửi tiền tiết kiệm, nhận tiền gửi, cấp tín dụng, giao dịch ngoại tệ… đều sẽ yêu cầu phải có chữ ký điện tử khi giao kết.

Báo cáo của một ngân hàng quốc doanh cho thấy tính đến ngày 27/6, giao dịch trên kênh ngân hàng số vào khoảng 12 triệu khách hàng, số lượng lên tới 7 triệu giao dịch/ngày (cả năm khoảng 2,3 tỷ giao dịch, cứ mỗi giây có bình quân 500 giao dịch diễn ra).

Như vậy, khi dự thảo Nghị định có hiệu lực, với chi phí khảo sát qua các CA trên thị trường dao động 0,55-1,8 triệu đồng/năm thì số tiền khách hàng của ngân hàng này phải chi trả cho dịch vụ CA Provider hàng năm lên đến 6.600-21.600 tỷ đồng. Con số này còn chưa kể chi phí phát sinh.

Tiếp đó, VNBA dẫn giải thêm thống kê từ một ngân hàng thương mại tư nhân khác. Ngân hàng này có 10,2 triệu khách hàng, trung bình khoảng 750 triệu giao dịch tài chính/năm (trung bình 500 giao dịch/giây). Số lượng giao dịch mà hệ thống có thể xử lý trong 1 giây cũng là số lượng giao dịch tối thiểu mà các công ty CA phải có khả năng xử lý.

Chi phí dự kiến phát sinh trong trường hợp toàn bộ giao dịch trên phải sử dụng chữ ký số nếu mua chữ ký số theo năm là 800.000 đồng (đơn giá trung bình của các nhà cung cấp CA/Mobile CA). Kéo tổng mức chi phí để trang bị chữ ký số cho 10,2 triệu khách hàng là khoảng 8.160 tỷ đồng.

Nếu mua chữ ký số theo từng giao dịch vào khoảng 2.500 đồng/lần ký (đơn giá trung bình ký theo lần từ các nhà cung cấp Mobile CA), thì tổng mức chi phí để trang bị chữ ký số 1.875 tỷ đồng.

Hiện chi phí sửa đổi các hệ thống để có thể tích hợp việc sử dụng chữ ký số cũng như lưu trữ các giao dịch đã thực hiện vẫn chưa có con số chính xác nhưng dự kiến rơi vào khoảng hơn 10 triệu USD.

“Đây là mức chi phí lớn nếu tính cả hệ thống các tổ chức tín dụng, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của người dân và doanh nghiệp”, Hiệp hội Ngân hàng đưa góp ý.

chu ky so anh 1

VNBA nhận định chi phí áp dụng chữ ký điện tử có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của người dân và doanh nghiệp. Ảnh: Nam Khánh.

Rủi ro khi phát sinh khiếu nại, tranh chấp

Đi kèm với phần chi phí phát sinh lớn, VNBA cho rằng các quy định tại dự thảo còn chưa phù hợp khi không đáp ứng tính kịp thời trong việc cung cấp chứng từ, chứng cứ chứng minh khi phát sinh khiếu nại, tranh chấp với khách hàng.

Chỉ rõ hơn, Hiệp hội nói các hoạt động khiếu nại, tranh chấp và tố tụng, xử lý thu hồi nợ trong quá trình cung cấp sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng xảy ra hàng năm rất lớn.

Song, khi ngân hàng cần xuất trình các chứng cứ chứng minh về thao tác của khách hàng, hiệu lực chữ ký số, chứng thư số hoặc các thông tin liên quan đến quá trình giao kết hợp đồng, văn kiện… sẽ phải đề nghị bằng văn bản gửi bên thứ 3 (tức bên cung cấp chữ ký số). Quy trình như vậy vừa không bảo đảm tính kịp thời, phát sinh thêm thủ tục không đáng có.

Chưa kể, hệ thống bảo mật, xác thực của các bên cung cấp chữ ký số (vốn điều lệ 30 tỷ đồng trở lên) cũng chưa có các đánh giá được mức độ tương thích với hệ thống bảo mật, xác thực giao dịch, xác thực khách hàng của từng ngân hàng dẫn đến tình trạng cùng một giao dịch phải xác thực một số lần, giảm trải nghiệm của khách hàng, tăng thời gian giao dịch và gây cản trở việc thúc đẩy chuyển đổi số.

Chưa kể hoạt động giao dịch của ngân hàng phụ thuộc hoàn toàn vào một hoặc một vài tổ chức thứ 3 về cung cấp chữ ký số công cộng gây rủi ro rất lớn cho ngành ngân hàng.

"Điều quan ngại đặt ra là liệu các tổ chức này có bảo đảm độ bảo mật, sức tải của hệ thống cấp và ký số, có bảo đảm thông suốt an toàn với số lượng giao dịch vô cùng lớn, hàng chục tỷ giao dịch/năm.

Vậy ai sẽ chịu trách nhiệm về hậu quả này khi các giao dịch bị chậm trễ hoặc ngừng trệ. Điều này ảnh hưởng tới mọi mặt của cuộc sống của người dân và doanh nghiệp và của chính tổ chức tín dụng", Hiệp hội Ngân hàng băn khoăn.

Hiện nay, các chữ ký điện tử được áp dụng trong lĩnh vực ngân hàng đều là chữ ký được miễn phí hoặc có mức phí tượng trưng rất thấp để hỗ trợ người dùng.

Hiệp hội cho biết đồng tình và ủng hộ việc mỗi người dân nên có 1 chữ ký số sử dụng cho các giao dịch công ích cũng như kinh doanh, song cần phải xem xét trong bối cảnh thực tiễn từ cơ sở vật chất, hạ tầng công nghệ, mức thích ứng của người dân, không làm xáo trộn hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như làm tăng chi phí đột biến cho người dân và doanh nghiệp…

Chính vì vậy, trước mắt Hiệp hội kiến nghị không nên bắt buộc, áp đặt người dân phải thực hiện chữ ký số.

Tri thức - Znews giới thiệu độc giả Tủ sách kiến thức kinh tế với đa dạng cuốn sách, câu chuyện trong lĩnh vực kinh doanh, kinh tế. Là nguồn tư liệu cho những người quan tâm và muốn nâng cao kiến thức trong lĩnh vực kinh tế. Những cuốn sách, câu chuyện trong Tủ sách không chỉ đơn thuần là những tác phẩm của tri thức mà còn chứa đựng bí quyết, kinh nghiệm quý báu từ các tác giả, nhà quản lý có uy tín và kinh nghiệm lâu năm trong ngành.

Đọc sách không chỉ giúp người đọc tiếp cận những kiến thức mới mà còn giúp mở rộng tầm nhìn và phát triển bản thân. Tủ sách kiến thức kinh tế mong muốn lan tỏa tri thức trong lĩnh vực kinh doanh, đồng thời phát triển văn hóa đọc cho người Việt.

TP.HCM miễn 100% lệ phí thủ tục hành chính dịch vụ công trực tuyến

Trong 5 tháng đầu năm 2024, TP.HCM đã quyết liệt đẩy mạnh đổi mới thủ tục hành chính, áp dụng quy trình xử lý hồ sơ hành chính, ứng dụng chữ ký số trên môi trường điện tử.

Xuất hiện hình thức lừa đảo mới nhắm vào người dùng chữ ký số

Bằng việc gửi mail thông báo chữ ký số của cá nhân, tổ chức đã hết hạn, đối tượng lừa đảo yêu cầu người dùng thực hiện thao tác gia hạn để lừa chiếm đoạt tài sản. Đây là hình thức

Chữ ký của những tỷ phú hàng đầu thế giới

Chữ ký và dấu vân tay có đặc điểm không ai giống ai, đây cũng là 2 yếu tố rất quan trọng trong việc “đọc vị” tính cách con người.

Hồng Nhung

Bạn có thể quan tâm