Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Lỗ lũy kế Vietnam Airlines xấp xỉ 1 tỷ USD

Năm 2021, khoản lỗ lũy kế của hãng hàng không quốc gia đã lên đến 21.979 tỷ đồng, ăn mòn gần hết vốn góp của chủ sở hữu.  

Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) vừa công bố báo cáo tài chính quý IV/2021 với một số tín hiệu khả quan nhưng vẫn trong xu hướng tiêu cực.

Cụ thể doanh thu quý cuối năm tăng thêm 1.000 tỷ so với cùng kỳ lên mức hơn 9.200 tỷ đồng. Tuy nhiên hoạt động chung vẫn rất khó khăn khi kinh doanh dưới giá vốn, lợi nhuận gộp bị âm 1.100 tỷ đồng (cải thiện so với con số âm gần 2.100 tỷ của cùng kỳ).

Các điểm sáng khác là doanh thu tài chính tăng đáng kể 5 lần lên gần 750 tỷ, đồng thời chi phí bán hàng giảm mạnh 45% còn gần 250 tỷ và lợi nhuận khác tăng 35% lên 460 tỷ đồng.

Ở chiều ngược lại chi phí tài chính tăng 10% lên 312 tỷ, phần lỗ từ các liên doanh cao gấp đôi cùng kỳ ở mức 123 tỷ và chi phí quản lý doanh nghiệp tăng nhẹ 12% lên 493 tỷ đồng.

Với các biến động trên Vietnam Airlines tiếp tục ghi lỗ trước thuế ở mức 1.076 tỷ đồng, tuy nhiên con số này đã giảm rất đáng kể so với mức lỗ 2.810 tỷ của cùng quý cuối năm 2020.

KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA VIETNAM AIRLINES

NhãnNăm 2015Năm 2016Năm 2017Năm 2018Năm 2019Năm 2020Năm 2021
Doanh thu Tỷ đồng 49443705718355497590991004075728093
Lãi trước thuế Tỷ đồng 7262600315533123389-10960-13024

Lũy kế cả năm 2021, hãng hàng không quốc gia vẫn ghi nhận doanh thu sụt giảm 31% về quanh 28.000 tỷ đồng, mức thấp nhất kể từ 2008 đến nay. Chi phí giá vốn quá cao khiến doanh nghiệp lỗ gộp gần 10.500 tỷ đồng.

Mặc dù có sự tích cực trong các hoạt động tài chính, giảm đáng kể chi phí bán hàng nhưng không thể giúp Vietnam Airlines có sự cải thiện nào. Doanh nghiệp báo lỗ kỷ lục hơn 13.000 tỷ, trong khi năm liền trước chỉ lỗ gần 11.000 tỷ đồng.

Điều này dẫn đến lợi nhuận chưa phân phối trên bảng cân đối kế toán bị âm 21.979 tỷ đồng (gần 1 tỷ USD), ăn mòn gần hết vốn góp của chủ sở hữu.

Việc vốn chủ sở hữu vẫn còn là con số dương hơn 500 tỷ đồng là nhờ hãng bay này được Quốc hội thông qua gói giải cứu lớn. Theo đó công ty thực hiện đợt tăng vốn 7.961 tỷ đồng trong tháng 9/2021, riêng SCIC nộp tiền mua cổ phần khoảng 6.880 tỷ đồng.

Sau phương án trên Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp vẫn là cổ đông lớn nhất chiếm 55,2% vốn, tiếp đến là SCIC có 31,14% cổ phần và Tập đoàn ANA là 5,62%.

Ngoài biện pháp tăng vốn thì Chính phủ cũng đồng ý cấp gói hỗ trợ tín dụng tái cấp vốn 4.000 tỷ đồng cho hãng hàng không lớn nhất cả nước với lãi suất 0%.

Tại thời điểm cuối năm 2021, Vietnam Airlines vẫn duy trì quy mô tổng tài sản rất lớn đạt hơn 63.000 tỷ đồng. Quy mô nợ vay chỉ tăng nhẹ lên mức quanh 34.800 tỷ đồng.

Vietnam Airlines tiếp tục kiến nghị tăng giá trần vé và phụ thu

Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) vừa gửi Bộ GTVT và Bộ Tài chính đề xuất điều chỉnh tăng giá trần vé máy bay từ 1/4 và cho phép hãng phụ thu nguyên liệu.

Huy Lê

Bạn có thể quan tâm