Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Lộ diện quốc gia ô nhiễm không khí nhất thế giới

Kết quả khảo sát được công bố hôm 14/3 cho thấy thành phố Lahore ở Pakistan đã leo 10 bậc để trở thành nơi có không khí ô nhiễm nhất trên thế giới vào năm 2022, Reuters đưa tin.

Phương tiện di chuyển trong môi trường ô nhiễm không khí nghiêm trọng ở thành phố Lahore của Pakistan. Ảnh: Reuters.

Kết quả khảo sát thường niên của doanh nghiệp sản xuất máy lọc không khí Thụy Sĩ IQAir cũng cho biết quốc gia Chad ở châu Phi đã soán ngôi Bangladesh để trở thành nước có chất lượng không khí tồi tệ nhất trên thế giới.

IQAir thực hiện đánh giá chất lượng không khí thông qua việc đo lường nồng độ phân tử bụi mịn được gọi PM2.5. Các khảo sát của IQAir thường xuyên được trích dẫn bởi cộng đồng khoa học và cơ quan chính phủ trên thế giới.

Dữ liệu về chất lượng không khí trong báo cáo trên được thu thập từ hơn 30.000 máy đo tại 7.300 địa điểm thuộc 131 quốc gia.

Theo khảo sát năm 2022, mức độ tập trung phân tử bụi mịn PM2.5 tại thành phố Lahore đã lên đến mức 97,4 microgram trên một mét khối khí, tăng từ mốc 86,5 microgram một năm trước đó, khiến nơi đây trở thành đô thị có không khí ô nhiễm nhất trên Trái Đất.

Hòa Điền, thành phố duy nhất của Trung Quốc nằm trong số 20 địa điểm ô nhiễm nhất, đứng thứ 2 với nồng độ bụi mịn ở mức 94,3 microgram. Đây là sự cải thiện lớn vì thành phố này trước đó có mức độ ô nhiễm lên tới 101,5 microgram trên một mét khối khí vào năm 2021.

Hai thành phố tiếp theo đều nằm tại Ấn Độ là Bhiwadi với mức ô nhiễm 92,7 microgram bụi mịn và thủ đô Delhi là 92,6 microgram.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết mức độ tập trung phân tử bụi mịn PM2.5 lý tưởng là 5 microgram trên một mét khối khí.

Chad là quốc gia có mức độ ô nhiễm không khí trung bình cao nhất thế giới là 89,7 microgram phân tử bụi PM2.5. Iraq đứng thứ hai với độ ô nhiễm là 80,1 microgram.

Pakistan, quốc gia có 2 thành phố nằm trong số 5 địa điểm có mức độ ô nhiễm không khí cao nhất, đứng thứ 3 với nồng độ phân tử bụi mịn trung bình là 70,9 microgram.

Theo báo cáo của IQAir, người dân sinh sống tại Ấn Độ và Pakistan phải chịu đựng mức ô nhiễm không khí cao nhất trong khu vực Trung Á và Nam Á, nơi có 60% dân số nằm trong khu vực có nồng độ phân tử bụi mịn cao gấp 7 lần so với tiêu chuẩn của WHO.

Trên thế giới, cứ 10 người thì có một người sống tại những khu vực mà mức độ ô nhiễm không khí có thể gây ra vấn đề về sức khỏe.

Năm cuốn sách về khí hậu nên đọc

Mục Thế giới giới thiệu với độc giả 5 cuốn sách mà các chuyên gia khí hậu của Quỹ Carnegie vì hòa bình quốc tế cho rằng nên đọc về cuộc khủng hoảng biến đổi khí hậu toàn cầu.

Các ngân hàng cần làm gì để tránh vết xe đổ của SVB

Chia sẻ với Zing, chuyên gia nhận định bài học quan trọng nhất sau sự sụp đổ của Silicon Valley Bank (SVB) là việc phải đa dạng hóa tệp khách hàng, cũng như danh mục đầu tư.

72 giờ quay cuồng trong vụ sụp đổ ngân hàng lớn thứ hai của lịch sử Mỹ

Trong 72 giờ, các cơ quan quản lý của Mỹ đã gấp rút triển khai kế hoạch cứu trợ với mục tiêu bảo vệ niềm tin của công chúng trước "cơn địa chấn tài chính mạnh 7,9 độ".

An Bình

Bạn có thể quan tâm