Người hâm mộ bây giờ quen với Super Sunday, tên gọi cho những trận đại chiến cuối tuần của Ngoại hạng Anh. Nhưng nhìn lại quá khứ, hơn ba thập niên trước, khái niệm Super Sunday vẫn chưa tồn tại.
Năm 1992 là cột mốc đáng nhớ với nền bóng đá ở Anh. Bốn CLB hàng đầu xứ sương mù, Liverpool, Man Utd, Arsenal và Chelsea quyết định ngăn chặn đà suy thoái của giải Football League (giải VĐQG Anh) khi đó. Một giải đấu mới ra đời với tên gọi Premier League (Ngoại hạng Anh).
Man City là hiện thân cho thế lực mới nổi. Ảnh: Getty Images. |
Giải đấu bây giờ được biết đến bởi truyền thông, tiền bạc và những khoản tiền bản quyền truyền hình khổng lồ. Tiền bạc có lẽ là lý do chủ chốt cho những trận đấu được mang cái tên mỹ miều “Super Sunday” vào mỗi chiều tối chủ nhật cuối tuần.
Ở Anh, chủ nhật là ngày hội bóng đá cho mọi người. Đó là thời điểm hơn 100.000 cầu thủ bán chuyên của nước này bước ra sân chơi bóng. Từ những sân bóng đầy nắng với mặt cỏ xanh mướt, đến những mặt sân đầy sình lầy và ẩm ướt của xứ sương mù.
Trong những quán rượu, những gã đàn ông thừa cân tụ họp lại ở các quán rượu, những địa điểm giao lưu. Ở Anh, bóng đá là cuộc sống, là hơi thở của mọi người.
Mọi người dân Anh đều ra sân chơi bóng vào mỗi sáng chủ nhật. Từ khi lên 4 tuổi, những cậu bé người Anh đã bắt đầu chơi bóng, trên những góc sân và khoảng vườn quen thuộc. Điều đó diễn ra mỗi tuần, mỗi ngày.
Liverpool là biểu tượng của truyền thống. Ảnh: Getty Images. |
Những gì xảy ra vào lúc này cũng không hề mới. Những cầu thủ nghiệp dư hay chuyên nghiệp gặp nhau lúc 10h, thi đấu trong thời tiết đóng băng vì lạnh. Sau những trận đấu buổi sáng, mọi người không trở về nhà mà đến các quán bar, hay tụ tập tại nhà những người bạn. Họ đã có thú vui mới, Super Sunday.
Trận Super Sunday cuối tuần này là cuộc đối đầu giữa Liverpool và Man City, hai đội bóng đang lần lượt xếp thứ 1 và 2 trên bảng xếp hạng Premier League. Những quán rượu ở hai thành phố lớn của nước Anh (Liverpool và Man City) sẽ chật ních các cổ động viên, đàn ông, phụ nữ và trẻ em.
Họ đứng đó, hò hét, nhảy múa và khoác vai nhau trong những âm thanh sôi động phát ra từ nhiều phía. Từ tivi, khán đài và đường phố.
30 phút trước khi trận đấu bắt đầu, những CĐV tuổi teen của Liverpool sẽ cố gắng bán những tấm vé vào sân Anfield. Một vài trong số đó là thật, đa số là giả. Sở dĩ, những gã choai choai mới lớn làm được điều đó, bởi khao khát có mặt trên sân Anfield của những cổ động viên vãng lai hay du khách nước ngoài, bởi Anfield là thánh đường bóng đá mà ai cũng mơ ước được đặt chân.
Salah đụng Aguero, ai sẽ thắng? Ảnh: Getty Images. |
Nhất là khi những gì diễn ra bên trong là một trận Super Sunday. Trận đại chiến của hai thế lực mới và cũ, truyền thống và hiện đại. Năm 1999, khi Liverpool còn đang xếp thứ 7 tại Premier League, Man City vẫn đang vật lộn ở giải hạng 3 của nước Anh
20 năm sau, mọi chuyện đã thay đổi. Từ năm 2008 đến nay, tập đoàn Abu Dhabi của UAE đã đầu tư vào Manchester City số tiền lên tới hơn 1,3 tỷ bảng, và những gì họ bỏ ra xem chừng là xứng đáng. Man City đã giành 3 chức vô địch Premier League, 1 FA Cup, 3 League Cup và 2 Community Shields chỉ sau 10 năm.
Liverpool bước vào trận đấu này với phong độ không tốt. Thua trước Chelsea ở League Cup tuần trước, hòa với Chelsea ở Premier League, và thất bại gần nhất trước Napoli hồi giữa tuần. Dù Liverpool đang xếp thứ hai giải đấu, sự tự tin của các cầu thủ đang khá thấp.
Trong lúc đó, Man City lại đang có phong độ tốt khi vừa giành chiến thắng 2-1 trước Hoffenheim ở Champions League, nã 8 bàn vào lưới Brighton & Hove Albion và Oxford United và không để thủng lưới bàn nào. Chân sút chủ lực Sergio Aguero đang gặp chút trục trặc trong khâu ghi bàn, nhưng Liverpool là đội bóng mà anh rất hay nổ súng.
Cả Liverpool và Man City đều có những vấn đề riêng. Chỉ duy nhất một điều, cả hai đang chơi thứ bóng đá tấn công rực lửa, sôi động và mãnh liệt nhất Premier League. Bây giờ, trận Liverpool gặp Chelsea mới xứng đáng trở thành hình ảnh tiêu biểu mới của bóng đá Anh, và có thể sau đây vài năm nữa.